Quà biếu...

Vừa gặp, anh bạn tôi đã vội hỏi ngay: Này, theo cậu, liệu có cách gì giảm được cái lệ quà biếu nhân dịp Tết đến không, chứ tớ là không tin. Rồi anh nói chuyện xưa, chuyện nay và kể luôn chuyện ở cơ qu

  Anh bạn tôi bảo: Thông thường mỗi dịp lễ, tết hay có các sự kiện gì trọng đại của các Sếp như hiếu, hỷ, sinh nhật… thì người ta thường hay đến biếu, nhưng sau họ gọi là “quà tặng” cho nó nhẹ nhàng hơn, cố gắng để tránh “búa rìu dư luận”. Vào dịp Tết cổ truyền, “phong trào tặng quà” cứ như là một sự đương nhiên, chẳng cần ai phải nhắc ai. Ngày xưa, muốn đến Sếp cứ phải khênh vác cồng kềnh, có khi là mấy yến gạo ngon mang từ Điện Biên về, mấy hòn non bộ đem tít tận dưới mỏ đá Ninh Bình lên… Nhiều anh cứ tưởng thế là sẽ làm Sếp hài lòng. Sai toét! Gặp phải Sếp “thoáng” lại hay nói thẳng, nói thật, phán một câu xanh rờn: Các cậu cứ vẽ sự, mang đến làm gì những thứ ấy, nó cồng kềnh lắm. Thế là những năm sau, không ai dại gì lại khệ nệ mang vác cho vất vả. Thay vì đến nhà, cứ chọn ngày giáp Tết, khi ngoài phố, trong cơ quan, mọi người rậm rịch, gấp gáp với mua sắm, muốn biếu quà thì cứ vào thẳng phòng làm việc của Sếp ở cơ quan, dăm câu, ba điều và đưa luôn phong bì, gọi là cảm ơn. Chẳng ai biết tiền Việt hay tiền Đô và có giời mới biết trong đó đựng bao nhiêu. Thật là vừa nhẹ nhàng, vừa tình cảm.

Bây giờ lại có kiểu biếu quà cáp hiện đại hơn. Biết Sếp cũng đã “no đủ” rồi, chẳng còn thiếu thứ gì nữa. Thế là ở cơ quan anh, có vị nghĩ ra một kiểu biếu quà mới. Nhiều lần đi công tác với lãnh đạo, thấy Sếp hay nhắc lại thuở còn hàn vi, nhà Sếp đã nghèo, lại đông anh em, nên khó khăn, thiếu thốn đủ bề. Được cái, Sếp rất sáng dạ nên đường học hành cũng có phần may mắn. Thế rồi, đường quan lộ của Sếp cứ sáng rực, cứ thẳng tiến, đỗ đạt. Phần vì công việc nên những năm sau này, Sếp có vẻ ít về quê, mà quê đối với Sếp bây giờ cũng chỉ còn là kỷ niệm, là ký ức buồn chẳng cần nhắc lại làm gì. Nếu có về thì cũng chỉ tranh thủ vào dịp Tết, chớp nhoáng, đảo nhoàng rồi đi ngay, có biết bao việc ở thành phố cần Sếp phải có mặt. Biết Sếp cũng chẳng từ chối quà biếu của ai bao giờ nhưng ngặt nỗi, Chính phủ vừa mới có chỉ thị cấm tiệt những hành vi biếu, tặng quà trong dịp Tết. Vị cấp dưới kia không biết làm thế nào bèn thuê hẳn một họa sĩ nổi tiếng, về tận quê Sếp, phục ở đó hơn nửa tháng trời để chỉ vẽ một bức tranh quê thật to tới hơn 10 mét vuông đem biếu Sếp nhân dịp Tết đến, Xuân về. Hết bao nhiêu tiền cũng được, miễn làm Sếp hài lòng.

Khi biết tin có người cùng cơ quan tặng bức tranh khổ lớn, Sếp thấy hơi khó chịu vì đã bao lần nói bóng, nói gió rằng đừng bao giờ đem những thứ cồng kềnh đến nhà, mang tiếng lắm. Mà cái gì chứ, lại một bức tranh vớ vẩn. Phải đợi đến khi ông họa sĩ tới nhà giải thích bức tranh được mô tả cái thời Sếp còn là cậu bé chăn trâu, đuổi vịt, bên rặng tre làng, thấp thoáng ẩn hiện mái nhà lợp rạ, những cánh đồng lúa chín rộm, đàn trâu đủng đỉnh gặm cỏ chân đê… rất thuyết phục, cứ như rót vào tai, lúc đó nét mặt Sếp mới có vẻ giãn ra tý chút. Sếp cũng gật gù, tỏ vẻ tán đồng. Mà không khen bức tranh đẹp, nhỡ đâu cái thằng cha họa sĩ đó khi về thành phố nó lại chê là ta không biết chơi tranh, chẳng hiểu gì về văn hóa, nghệ thuật cả thì cũng “ôi”. Thậm chí Sếp còn mạnh mồm nói rằng, người vẽ đã khắc họa được cả hình bóng mình trong bức tranh đó. Mà anh em nó có quý mình, tôn trọng tài năng của mình nó mới tặng tranh, cũng tránh được cái tiếng chỉ biết nhận quà biếu. Thôi thì dẫu không thích nhưng cứ đành ngậm bồ hòn làm ngọt vậy.

Vẽ tranh làm quà Tết, đúng là có đến ngàn lẻ… một kiểu biếu xén thời hiện đại. 
  • Tags: