Cuối năm 1982 Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Tiền Giang quyết định thành lập Ban chỉ đạo (BCĐ) QLTT tỉnh Tiền Giang, do Trưởng ty thương nghiệp làm trưởng ban. Giúp việc là phòng Cải tạo QLTT trực thuộc Ty Thương nghiệp, với nhiệm vụ chính là cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các cơ quan, các hợp tác xã có hoạt động thương mại, dịch vụ và trực tiếp thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn tỉnh. Ở cấp huyện, UBND cũng quyết định thành lập Ban chỉ đạo QLTT cùng cấp do Phó chủ tịch UBND làm trưởng ban và Phòng Thương nghiệp/ Ban Thương nghiệp đời sống giúp việc. Nhiệm vụ chính của cơ quan giúp việc là cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các hộ kinh doanh cá thể và kiểm tra, kiểm soát thị trường trên địa bàn quản lý. Như vậy, lực lượng QLTT Tiền Giang chính thức ra đời kể từ thời điểm này.
Quản lý thị trường tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị tuyên truyền nghị định chính phủNăm 1985, thực hiện Nghị quyết của Hội đồng Bộ trưởng, UBND tỉnh Tiền Giang đã quyết định thành lập đội QLTT trực thuộc Ty thương nghiệp tỉnh (gồm 12 đ/c, được trang bị 02 xe môtô) và mỗi huyện, thành, thị trong tỉnh đều thành lập đội QLTT. Đội QLTT làm nhiệm vụ thường xuyên kiểm tra, kiểm soát phát hiện và ngăn chặn mọi hành vi sai trái và đề nghị xử lý vi phạm theo đúng quy định của pháp luật. Về sau, đội QLTT được giao thêm nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về kinh doanh thương mại và dịch vụ trên thị trường, kiểm tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan, các lực lượng làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát thị trường.
Năm 1992, BCĐ QLTT chuyên trách của tỉnh Tiền Giang được thành lập. BCĐ tỉnh gồm có lãnh đạo, bộ phận văn phòng và 02 đội QLTT trực thuộc (trong đó có 01 đội cơ động toàn tỉnh và 01 đội quản lý địa bàn liên huyện, thị phía Đông của tỉnh), có tổng cộng 35 đ/c, được trang bị 03 xe ôtô, 04 xe môtô, 02 máy bộ đàm. Các địa phương còn lại cũng thành lập 04 đội QLTT cấp huyện, tổng cộng có 45 đ/c, trình độ chuyên môn chỉ có 01 đại học, 06 trung cấp và được trang bị 03 xe mô tô. Mặc dù giai đoạn này còn nhiều khó khăn, tổ chức nhân sự chưa ổn định, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu, nhưng lực lượng QLTT có nhiều cố gắng, thực hiện đạt được kết quả nhất định trong đấu tranh chống buôn lậu, ổn định thị trường nội địa, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tạo tiền đề cơ bản cho giai đoạn đổi mới tiếp theo.
Thường xuyên sinh hoạt chuyên mônCăn cứ Nghị định số 10/1995 của Chính phủ, UBND tỉnh Tiền Giang quyết định thành lập Chi cục QLTT Tiền Giang (Quyết định số 1289/QĐ-UB ngày 27/7/1995) trên cơ sở các BCĐ QLTT trong tỉnh. Lúc này, Chi cục QLTT Tiền Giang được tổ chức thành 02 phòng và 07 Đội QLTT trực thuộc. Sau đó, UBND tỉnh lần lượt thành lập thêm 05 đội QLTT trực thuộc Chi cục để đảm bảo cho mỗi huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều có đội QLTT quản lý địa bàn. Như vậy, đến tháng 3/2014, Chi cục QLTT Tiền Giang có 02 phòng chuyên môn nghiệp vụ và 12 đội Quản lý thị trường trực thuộc, trong đó có 01 đội QLTT hoạt động trong phạm vi toàn tỉnh và 11 đội QLTT quản lý 11 địa bàn cấp huyện.
Thực hiện Thông tư liên tịch số 34/2015 của liên bộ Công Thương-Nội vụ và danh mục vị trí việc làm theo tiêu chuẩn ngạch công chức, ngày 24/5/2016, UBND tỉnh Tiền Giang ban hành Quyết định số 1453/QĐ-QLTT về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, biên chế của Chi cục Quản lý thị trường Tiền Giang (thay thế cho Quyết định trước đây). Theo đó, Chi cục QLTT Tiền Giang có 03 phòng chuyên môn nghiệp vụ (Tổ chức - Hành chính, Nghiệp vụ- Tổng hợp,Thanh tra - Pháp chế), 02 đội QLTT cơ động (Cơ động 1, Cơ động 2), mỗi đội hoạt động cơ động trong phạm vi khoảng nữa tỉnh và 11 đội QLTT quản lý địa bàn (từ số 1 đến số 11), hoạt động trong phạm vi địa bàn cấp huyện.
Đến hiên tại, Chi cục có 79 biên chế và 05 hợp đồng lao động, đa số công chức đều có trình độ đại học (thạc sĩ: 02 đ/c, đại học: 72 đ/c), tin học trình độ A trở lên (74 đ/c), ngoại ngữ trình độ A trở lên (75 đ/c), đã qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý thị trường (68 đ/c), quản lý Nhà nước chương trình chuyên viên trở lên (49 đ/c), lý luận chính trị từ trung cấp trở lên (52 đ/c). Chi cục được trang bị 03 xe ôtô, 20 xe môtô, 53 máy tính để bàn, 13 máy tính xách tay, 26 máy in, 15 máy photocoppy, 14 máy Fax và một số trang thiết bị khác. Nhìn chung, mặt bằng trình độ của công chức trong đơn vị tương đối đồng đều, thiết bị phương tiện được trang bị tương đối, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Ngoài thực hiện chức năng nhiệm vụ được quy định, Chi cục QLTT Tiền Giang còn là Cơ quan thường trực (Văn phòng thường trực) của BCĐ 127/TG (389/TG) và chủ trì đoàn kiểm tra liên ngành của BCĐ thực hiện việc kiểm tra, kiểm soát thị trường trong phạm vi toàn tỉnh, góp phần quan trọng trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn. Trong hoạt động, Chi cục đã xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001- 2008, do vậy hiệu quả nâng lên rõ rệt. Hàng năm, đều tổ chức Hội thi kiến thức QLTT (đến nay đã tổ chức liên tục được 11 lần), nhằm góp phần nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ cho công chức trong toàn cơ quan và là dịp để công chức trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau, khắc phục những sai sót trong thực thi công vụ.
Hưởng ứng cuộc vận động “Rèn tác phong chính quy, luyện ứng xử văn hóa” theo tinh thần Chỉ thị số 14/2012 của Bộ Công Thương, Chi cục QLTT Tiền Giang đã xây dựng kế hoạch và triển khai đến toàn thể công chức, nhằm nâng cao hơn nữa ý thức trách nhiệm trong thực thi công vụ, chấn chỉnh tác phong, ngôn phong, thái độ ứng xử, phương pháp làm việc và đạo đức nghề nghiệp, khuyến khích tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ về chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm, ngoài việc cử công chức tham gia các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ do cấp trên tổ chức thì Chi cục còn tự tổ chức các lớp tập huấn cho toàn thể công chức trong cơ quan (đến nay đã tổ chức được 24 lớp) để góp phần nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả công tác, hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót nhằm nâng cao uy tín của lực lượng QLTT trong xã hội.
Để thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, Chi cục QLTT Tiền Giang đã tăng cường quản lý địa bàn, nắm chắc diễn biến của thị trường và bám sát các yêu cầu, chỉ đạo của cấp trên để có kế hoạch công tác cho phù hợp. Đặc biệt, thời gian trước, trong và sau dịp tết Nguyên đán hàng năm, đã chủ động phối hợp với các ngành liên quan tăng cường kiểm tra, kiểm soát góp phần bình ổn thị trường, do vậy nhiều năm gần đây, trên địa bàn tỉnh không có hiện tượng sốt giá, đầu cơ găm hàng, tung tin đồn thất thiệt để nâng giá. Hoạt động kiểm tra thị trường, đã kịp thời phát hiện, xử lý các vấn đề nổi cộm xảy ra trên địa bàn, tác động nhiều đến đời sống của nhân dân, được dư luận xã hội quan tâm, tạo được niềm tin trong xã hội. Các năm qua, đã kiểm tra tổng cộng 116.602 vụ, phát hiện vi phạm và xử lý 36.440 vụ, thu nộp ngân sách nhà nước hơn 101 tỷ đồng.
Công tác tuyên truyền pháp luật về thương mại luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài. Chi cục luôn quan tâm đổi mới hình thức và xây dựng nội dung tuyên truyền gắn với yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn. Thời gian qua, đã tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng 2.855 lượt, trực tiếp thông qua công tác kiểm tra thị trường 8.848 lượt, phối hợp chính quyền địa phương tổ chức 357 cuộc tuyên truyền với 41.236 lượt người dự, tổ chức 07 hội nghị tiếp xúc doanh nghiệp với 1.093 lượt người dự, tổ chức phát 158.300 tờ gấp, dán 9.500 tờ áp phích, vận động 11.916 cơ sở sản xuất kinh doanh ký cam kết chấp hành các quy định pháp luật liên quan. Nhìn chung, công tác tuyên truyền pháp luật ngày càng đi vào chiều sâu, đúng thực chất, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung, tạo được chuyển biến trong xã hội.
Chi cục QLTT Tiền Giang còn tham gia công tác xã hội. Giai đoạn trước năm 2012 mỗi năm đều có trích số tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính (tổng cộng hơn 2tỷ đồng) để hỗ trợ các địa phương xây dựng chợ nông thôn, góp phần phát triển thương mại dịch vụ trong tỉnh. Các năm gần đây, còn vận động kinh phí để hỗ trợ cho các địa phương xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương cho hộ chính sách, hộ nghèo. Đến nay đã thực hiện được 12 căn nhà, mỗi căn trị giá 40 triệu đồng.
Từ năm 1995 đến nay, Chi cục QLTT Tiền Giang đã được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động hạng 3, Thủ tướng Chính phủ tặng 02 Bằng khen, Các bộ ngành Trung ương tặng tổng cộng 18 Bằng khen và UBND tỉnh, LĐLĐ tỉnh tặng tổng cộng 14 Bằng khen.
Trãi qua 41 năm với nhiều giai đoạn và hình thức tổ chức khác nhau, lực lượng QLTT Tiền Giang cùng với QLTT cả nước đã từng bước trưởng thành, ngày càng được tổ chức chặt chẻ hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Hoạt động của lực lượng QLTT Tiền Giang đã góp phần rất lớn trong việc ổn định thị trường, duy trì trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại, công nghiệp; chống buôn lậu, sản xuất buôn bán hàng giả, gian lận thương mại và các hành vi kinh doanh trái pháp luật khác; bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất, người kinh doanh, người tiêu dùng, tạo được niềm tin trong toàn xã hội. Nhiều thế hệ công chức QLTT, thông qua công tác, học tập đã khẳng định được phẩm chất, năng lực đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ, góp phần quan trọng trong việc xây dựng lực lượng QLTT chính quy, chuyên nghiệp, hiện đại vì mục tiêu " dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh"./.
Quản lý thị trường Tiền Giang