Về áp dụng Luật doanh nghiệp và các luật chuyên ngành (Điều 3), đại biểu Vũ Tiến Lộc (Thái Bình)
cho rằng dự thảo Luật doanh nghiệp vẫn quy định: "Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù
về tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan đối với doanh nghiệp thì áp
dụng quy định của Luật đó."
Trong khi Luật đầu tư quy định: trường hợp có quy định khác nhau giữa luật này và luật khác về
ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh, ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy
định của luật này trừ các Luật chứng khoán, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm,
Luật dầu khí.
Theo đại biểu quy định như vậy ở cả hai trường hợp là chưa hợp lý. Đại biểu phân tích trường hợp
Luật đầu tư phải được đặt trên một bình diện nhằm khẳng định mọi việc liên quan đến hoạt động tổ
chức quản trị doanh nghiệp cần được ưu tiên áp dụng Luật doanh nghiệp.
Trường hợp ngoại lệ được chấp nhận áp dụng trong khuôn khổ pháp luật các chuyên ngành như chứng
khoán, bảo hiểm, dầu khí, chỉ cần ngoại lệ ở mô hình tổ chức, quản trị doanh nghiệp…
Đại biểu Vũ Tiến Lộc đề nghị sửa đổi nội dung Điều 3 của dự thảo Luật doanh nghiệp (sửa đổi) theo
hướng, ưu tiên áp dụng luật doanh nghiệp so với luật chuyên ngành trừ những trường hợp ngoại lệ và
chỉ được áp dụng đối với những luật chứng khoán, tổ chức tín dụng, kinh doanh bảo hiểm và dầu khí
chứ không phải tất cả các luật chuyên ngành khác….
Vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội có quan điểm Luật doanh nghiệp quy định những nguyên tắc pháp
lý về thành lập, tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan của doanh nghiệp,
được áp dụng chung cho tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Tuy nhiên, do tính chất đặc thù của doanh nghiệp trong một số lĩnh vực, một số luật chuyên ngành
cần có những quy định riêng áp dụng cụ thể cho lĩnh vực đặc thù đó.
Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận) nhận xét luật hiện hành còn chồng chéo với các luật chuyên ngành
trong việc cấp giấy đăng ký và giấy phép thành lập, nhưng xuất phát từ phạm vi điều chỉnh của dự
thảo luật này, nên các doanh nghiệp được đăng ký và cấp giấy phép thành lập theo quy định tại Luật
doanh nghiệp; đối với các lĩnh vực đặc thù thì sau khi được cấp phép thành lập phải xin giấy phép
kinh doanh nếu đủ điều kiện hoạt động được xác định theo các tiêu chuẩn quy định tại luật chuyên
ngành.
Theo đại biểu, quy định này cũng được thực hiện tại nhiều lĩnh vực như thuốc lá, vận tải, xăng dầu,
bia, rượu…
Do đó, quy định như Điều 3 của dự thảo Luật: "Trường hợp luật chuyên ngành có quy định đặc thù về
tổ chức quản lý, tổ chức lại, giải thể và hoạt động có liên quan đối với doanh nghiệp thì áp dụng
quy định của Luật đó" sẽ vừa tạo thuận lợi cho cơ quan quản lý, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho
doanh nghiệp khi đăng ký hoặc sửa đổi ngành nghề kinh doanh.
Thảo luận về tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội, đại biểu Lê Đắc Lâm đánh giá chỉ
có Điều 1 0 quy định về doanh nghiệp xã hội sẽ không đủ tiêu chí, tư cách pháp lý cho các doanh
nghiệp này hoạt động.
Theo đại biểu, dự án luật nên bổ sung khái niệm về doanh nghiệp xã hội, bổ sung thành một chương
riêng để quy định tiêu chí, về các vấn đề liên quan đến những doanh nghiệp khác, nhằm tránh tình
trạng luật có hiệu lực nhưng vẫn chưa áp dụng được.
Vấn đề này, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng những quy định trong dự án Luật doanh nghiệp (sửa
đổi) chủ yếu mang tính nguyên tắc pháp lý về doanh nghiệp xã hội như quy định về tiêu chí, quyền,
nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội và giao Chính phủ quy định chi tiết.
Tại phiên thảo luận, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến về ngành, nghề và điều kiện kinh doanh;
tiêu chí, quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xã hội; người đại diện theo pháp luật của doanh
nghiệp; nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và các quy định về đăng ký thành lập doanh
nghiệp./.
Quốc hội thảo luận một số nội dung dự Luật doanh nghiệp-sửa đổi
TCCT
Thời gian còn lại của phiên làm việc tại hội trường, chiều nay 10/11 của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII, các đại biểu Quốc hội thảo luận một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật doanh n