Dự thảo nêu rõ các hoạt động của Chương trình gồm: Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp phát triển sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí thương hiệu quốc gia Việt Nam.
Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ thương hiệu ở trong và ngoài nước: Hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ hàng hoá; hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp tuyên truyền, quảng bá; tổ chức sự kiện, hội thảo, hội nghị, hội chợ, triển lãm, đào tạo, tập huấn; thuê chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước; khảo sát, học tập kinh nghiệm quốc tế; xây dựng, phát hành các sản phẩm thông tin.
Các hoạt động thông tin, truyền thông cho Chương trình ở trong và ngoài nước bao gồm: Thuê các tổ chức và chuyên gia tư vấn trong và ngoài nước xây dựng, phát triển, quảng bá hình ảnh quốc gia, thương hiệu quốc gia Việt Nam; tư vấn lập kế hoạch và thực hiện Chương trình; điều tra, nghiên cứu thị trường để định hướng cho các hoạt động thông tin, truyền thông; tổ chức hội thảo, hội nghị, diễn đàn để quảng bá về Chương trình và nội dung Chương trình; tổ chức, tham gia sự kiện, hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước.
Các hoạt động định kỳ, thường xuyên của Chương trình: Xét chọn các thương hiệu sản phẩm đáp ứng hệ thống tiêu chí của Chương trình và tổ chức Lễ Công bố các tổ chức, doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia; bình chọn các tổ chức, doanh nghiệp, sản phẩm đạt các giải thưởng trong khuôn khổ của Chương trình; tổ chức các Tuần lễ Thương hiệu Việt Nam trong và ngoài nước.
Cơ quan quản lý Chương trình là: 1. Hội đồng Thương hiệu quốc gia; 2. Hội đồng các Ban Chuyên gia; 3. Ban Thư ký.
Dự thảo cũng nêu rõ các hành vi bị cấm trong hoạt động quản lý, thực hiện Chương trình như gây ảnh hưởng tới uy tín, tạo ra các liên tưởng tiêu cực đến hình ảnh và thương hiệu quốc gia; có hành vi gian lận, lừa dối khi tham gia Chương trình, lợi dụng hình ảnh và thương hiệu quốc gia để phục vụ cho những mục đích xấu, vi phạm pháp luật.
Kinh phí thực hiện Chương trình Thương hiệu quốc gia được hình thành từ các nguồn sau:
- Ngân sách nhà nước cấp hàng năm;
- Đóng góp của các tổ chức, doanh nghiệp tham gia;
- Tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài;
- Nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí cho Chương trình Thương hiệu quốc gia theo nguyên tắc:
- Kinh phí thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của Bộ Công Thương và các đơn vị có đề án thực hiện.
- Chi cho các nội dung quy định tại Điều 5Quy chế này. Đối với các nội dung khác chưa quy định tại đây, Hội đồng Thương hiệu quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
- Chi cho các hoạt động quản lý Chương trình Thương hiệu quốc gia.