Cùng bạn đọc

Với quyết tâm hoàn thành vượt mức kế hoạch năm 2004, trong tháng 8, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp đã ban hành 2 chỉ thị quan trọng là Chỉ thị số 13/2004/CT-BCN về tăng cường pháp chế trong ngành Công nghiệ

Như chúng ta đã biết, chương trình tổng thể cải cách hành chính giai đoạn 2001-2010 qua 3 năm thực hiện đã có những kết quả đáng khích lệ, góp phần tích cực nâng cao hiệu lực điều hành của Chính phủ cũng như các cơ quan quản lý nhà nước. Mục "Vấn đề hôm nay" TCCN số ra kỳ này có một loạt bài viết xung quanh vấn đề cải cách hành chính ở cấp quốc gia cũng như trong ngành Công nghiệp.

Năm 2002, Chính phủ đã tiến hành sắp xếp lại các cơ quan thuộc Chính phủ, giảm từ 23 cơ quan xuống còn 13, thành lập 21 đơn vị trực thuộc cán bộ, ngành trung ương và điều chỉnh 61 ban chỉ đạo, hội đồng tư vấn, giải thể 500 tổ chwcs chỉ đạo phối hợp liên ngành. Các địa phương đã giảm đwợc 1.000 phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ cấp huyện, 61 cơ quan thuộc UBND tỉnh.

Tuy nhiên, xét một cách tổng thể, tiến trình cải cách hành chính của chúng ta còn chậm và chưa đồng bộ, chưa đi sâu vào bản chất và vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc trong cơ chế vận hành. Đến nay, một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ vẫn chưa hoàn chỉnh đề án về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy theo yêu cầu đổi mới. Vì vậy, để đẩy mạnh công tác cải cách hành chính, chúng ta cần phải xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức liêm khiết, hết lòng vì công việc, đồng thời nâng cao kỷ luật công hành chính, kiên quyết đưa ra khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức không đủ năng lực, trình độ, vi phạm pháp luật, đạo đức, nghề nghiệp.

Ngoài những bài viết theo chủ đề, TCCN kỳ này cũng đề cập đến những vấn đề bức xúc trong ngành như những vướng mắc của doanh nghiệp hậu cổ phần hóa, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, ngành Thương mại Việt Nam trong tiến trình hội nhập...

Mục "Văn hóa xã hội" kỳ này giới thiệu một đặc sản của tỉnh Lào Cai - rượu San Lùng, được chế biến rất công phu từ lúa nếp nương kết hợp với hạt cao lương đỏ và men bát vị, tạo nên hương vị hấp dẫn thực khách và có tác dụng chống lạnh, trừ âm, tăng khí huyết, bổ gân cốt, cường dương, tráng khí. Ngoài ra, uống rượu San Lùng còn là một nét sinh hoạt văn hóa đặc sắc của bà con người dân tộc nơi núi rừng Tây Bắc tổ quốc.

Ban Biên tập

 

  • Tags: