Dự báo kinh tế thị trường hàng hóa công nghiệp thế giới và Việt Nam năm 2003

Năm 2002, nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phát triển nhờ vào sự phục hồi của nền kinh tế Mỹ, thương mại và sản xuất công nghiệp toàn cầu tăng. Mặc dù nền kinh tế toàn cầu sẽ tiếp tục phục hồi, nhưng khôn

+ Trong số các nước có nền công nghiệp phát triển, tăng trưởng của Mỹ năm 2002 sẽ thấp hơn so với mức dự báo trước đây và sẽ tiếp tục xu hướng này trong năm 2003.

+ Triển vọng cho các nền kinh tế đang lên không thống nhất. Dự báo đối với các nước châu Mỹ la tinh xấu đi nhiều tăng trưởng của các nền kinh tế này sẽ giảm vào năm 2003.

Cộng đồng các quốc gia độc lập (cis): ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu khá hạn chế đối với các nước CIS vì kinh tế các nước này vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của nhu cầu nội địa tại Nga - nền kinh tế lớn nhất khu vực. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của toàn khu vực sẽ không đạt mức cao như năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là tăng trưởng kinh tế của Nga và Cadăcxtan giảm đi so với năm 2001, do thu nhập từ xuất khẩu dầu mỏ giảm đi.

   Dự báo trong năm 2003, các nước CIS vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng cao, nhờ sự hồi phục của thương mại toàn cầu và xu hướng tăng giá dầu mỏ. Tại Nga và các nước có mức độ cải cách cao hơn, nhu cầu nội địa tăng, chủ yếu là do mức tiêu dùng của khu vực tư nhân tăng mạnh, sẽ hỗ trợ cho kinh tế tăng trưởng.

Thị trường hàng dệt may: Năm 2002 kinh tế thế giới đã phục hồi, tăng trưởng khả quan hơn, nên nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may cũng tăng nhanh, nhất là tại châu á. Bước sang thế kỷ mới, ngành gia công sợi châu á sẽ phát triển trong một môi trường có nhiều thuận lợi, ngành này đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nước trong khu vực.

Mỹ và Nhật Bảnlà 2 quốc gia tiêu thụ hàng dệt nhiều nhất thế giới, đặc biệt là hàng của Trung Quốc. Để cạnh tranh với hàng dệt nhập khẩu Trung Quốc, có khả năng Mỹ sẽ điều chỉnh nguồn nhập khẩu. Nhật Bản - nước không có hệ thống hạn ngạch nên thị phần hàng Trung Quốc sẽ chiếm hơn 80% tổng nhập khâủ hàng dệt.

Dự báo trong những năm tới, các nhà sản xuất tơ lụa thế giới sẽ rất dễ đổ xô vào mua tơ, sợi giá rẻ từ Trung Quốc, thay vì dùng nguyên liệu của người sản xuất tại nước mình, vì lúc đó, Tổ chức WTO sẽ áp dụng tự do thương mại vào ngành dệt may.

Thị trường bông: Kinh tế thế giới hồi phục khả quan hơn, nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may tăng đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ bông, nhất là tại châu á. Trong khi nguồn cung bông có dấu hiệu giảm sút. Lũ lụt và hạn hán đang hoành hành tàn phá nhiều vùng trồng bông lớn trên thế giới.

Dự báo năm 2003, sản lượng bông thế giới vụ 2002/2003 chỉ đạt 88,3 triệu kiện (19,22 triệu tấn), giảm 9,4% so với vụ trước. Nhu cầu tiêu thụ bông thế giới 2002/2003 dự đoán sẽ đạt 95,0 triệu kiện (20,44 triệu tấn) và cao hơn sản lượng tới 6,7 triệu kiện. Những nhân tố trên làm cho các quĩ đầu tư, nhà đầu cơ, nhà xuất khẩu đều có xu hướng tăng mua bông làm cho giá bông tăng mạnh.

Thị trường dầu mỏ: Giá dầu trên thị trường châu á, và thế giới đang trong chiều hướng ngày càng tăng. Ngày 25/9/2002, tại thị trường châu á, giá dầu đã tăng lên mức cao nhất trong vòng gần hai năm qua. Tại thị trường Tokyo giá dầu đã lên tới mức 31,39 USD/thùng, giá dầu thô trung bình tại New York và London trong mấy tháng gần đây luôn duy trì ở mức cao 27-28 USD/thùng, thậm chí có lúc đã lên tới 30,73 USD/thùng. Nguyên nhân chính khiến giá tăng do Mỹ tiếp tục chuẩn bị cuộc tấn công Irắc. Nhiều chuyên gia cho rằng, giá dầu còn biến động mạnh trong thời gian tới, vì nhiều nước tiếp tục mua dầu dự trữ.

Dự báo năm 2003: Theo báo cáo thị trường dầu hàng tháng, nhu cầu dầu sẽ tăng 0,16 triệu thùng/ngày trong năm 2002, đạt 76,16 triệu thùng/ngày.

                Năm 2003, cung dầu của các nước ngoài OPEC sẽ tăng thêm 0,92 triệu thùng/ngày so với năm 2002, đạt 48,8 triệu thùng/ngày, trong đó sản lượng chủ yếu ở Liên Xô cũ và Bắc Mỹ.

                Thị trường cao su: Giá cao su châu á năm 2002 có xu hướng phục hồi rõ rệt và có dấu hiệu khả quan, do nguyên liệu cao su thô liên tục khan hiếm và nhờ sự nỗ lực giảm sản lượng và xuất khẩu của các nước sản xuất chính và sự hợp tác tích cực nhằm nâng giá lên, trong khi nhu cầu mua của các công ty lốp Trung Quốc và Mỹ khá ổn định, thậm chí giá cao su gần đây tăng mạnh, làm cho ngành cao su lo lắng về khả năng giữ vững giá và nguy cơ gía sẽ lại sụt mạnh.

                Theo dự báo của Tổ chức lương thực thế giới (FAO), tốc độ tăng sản lượng cao su tự nhiên thế giới sẽ giảm xuống 3,4%/năm trong thời kỳ 2002-2010 so với 4,5% trong thời kỳ 1984-1994 và đạt sản lượng khoảng 9,17 triệu tấn vào năm 2010. Trong đó, sản lượng cao su tự nhiên của Indonesia sẽ đạt khoảng 2,5 triệu tấn, Việt Nam đạt khoảng 330.000 tấn vào năm 2010.

                Giới phân tích thị trưường cho rằng, trưước những động thái trên, gía cao su tự nhiên có nhiều khả năng tăng mạnh vào năm 2003 nhờ kinh tế thế giới phục hồi. Sau đó, giá cao su có thể đạt mức trên 1 USD/kg vào năm 2005, gấp đôi mức giá hiện nay

Thị trường thép: Thị trường thép năm 2002 diễn biến khá sôi động, cung vẫn dư thừa, nhu cầu nhìn chung giảm sút, song giá thép lại tăng vọt.

       Cuộc chiến bùng nổ kể từ tháng 3 vừa qua - khi mà Mỹ tăng thuế chống phá giá đối với nhiều sản phẩm thép nhập khẩu từ 8% lên 30% trong 3 năm, nhằm bảo hộ ngành thép trong nước. Cũng thời gian qua, Trung Quốc đã đặt hạn ngạch trong thời gian 6 tháng cho 48 sản phẩm thép, nhập khẩu quá hạn ngạch sẽ bị đánh thuế từ 7% đến 26%.

       Ngành thép Mỹ cũng không mấy đồng tình. Thuế nhập khẩu tăng khiến nhiều ngành tiêu thụ thép lớn như ô tô đã thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu. Sản xuất trong nước không đáp ứng được nhu cầu và kết quả tất yếu là giá thép ở Mỹ đã tăng vọt. Chỉ trong mấy tháng đầu năm, giá thép thế giới đã tăng 30% .

Trong khi đó sản xuất dư thừa cũng đang là vấn đề nhức nhối chưa thể giải quyết một sớm một chiều. Các nước sản xuất thép đã nhóm họp nhiều lần và đi đến nhất trí cắt giảm công suất sản xuất thép hàng năm khoảng 91-95 triệu tấn ngay từ năm nay. Dự kiến, tổng công suất sản xuất thép giảm vào năm 2005 sẽ khoảng 124-138 triệu tấn. Các nước thành viên OECD cũng thoả thuận sẽ gặp gỡ thường kỳ mỗi năm 2 lần để thoả thuận về những mức cắt giảm công suất sản xuất thép. Tuy nhiên, sản lượng thép thế giới trong năm 2002 vẫn đạt mức kỷ lục là 886 triệu tấn, tăng hơn 40 triệu tấn (40%) so với năm 2001. Trung Quốc, nước sản xuất thép lớn nhất và là nước nhập khẩu quặng sắt lớn thứ 2 thế giới, đang đóng góp tích cực đẩy tăng sản xuất thép toàn cầu cũng như nhu cầu tiêu thụ quặng sắt.

Thị trường phân bón:  Giá urê biến động thất thường trong quý I/2002. Việc Trung Quốc thông báo hạn ngạch nhập khẩu 1,3 triệu tấn urê với mức thuế 4% theo qui định của WTO và 6,5% thuế VAT so với mức thuế 13% trước đây, Việt Nam cũng đặt mua một khối lượng lớn là những yếu tố làm cho giá tăng. Tuy nhiên, nhu cầu tăng không đủ để hỗ trợ giá cả trong khi việc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất Vịnh Arập và Bắc Phi trong việc cung ứng cho Việt Nam và Sudan tăng mạnh.

DAP: Giá DAP giảm nhẹ trong đầu năm 2002 mặc dù sản xuất tại Mêhicô bị đóng cửa, phải nhập khẩu từ Mỹ và nhu cầu từ Mỹ cũng có xu hướng tăng lên. Nhu cầu của Việt Nam và Pakistan thấp do tồn kho lớn. Trung Quốc công bố hạn ngạch nhập khẩu 5,7 triệu tấn cho năm 2002 cũng như sự tham gia của ấn Độ, Việt Nam và Pakistan vào thị trường với khối lượng lớn đã phần nào nâng đỡ mức giá trên thị trường tuy nhu cầu tại thị trường châu Âu vẫn ở mức yếu.

Dự báo năm 2003: Theo báo cáo của FAO, dư thừa nguồn cung phân nitrogen toàn cầu trong vụ 2002/2003 sẽ giảm đi khoảng 4%, do tốc độ tăng tiêu thụ có thể đạt tới 2,1%, trong khi sản xuất nitrogen các loại chỉ tăng khoảng 1,7%. Dư thừa nitrogen của châu Mỹ cũng tăng tới 31,8%, do sản xuất tiếp tục tăng nhanh - tới 2,6%, trong khi tiêu thụ chỉ tăng khoảng 1%. Nguồn cung dư thừa chủ yếu tập trung ở khu vực Nam Mỹ, trong khi Bắc Mỹ vẫn ở trong trạng thái thiếu hụt, với mức 715 ngàn tấn vụ 2001/2002 lên 922 ngàn tấn vụ 2002/2003 và có triển vọng  tiếp tục tăng trong vụ 2003/2004.

                Hàng điện tử và bán dẫn :Năm 2002, doanh số bán hàng bán dẫn điện tử toàn cầu phục hồi sau một thời gian giảm sút và dự kiến sẽ tăng 1,8% lên 141 tỷ USD và sẽ tiếp tục tăng mạnh trong 2 năm tiếp theo.

                Dự báo trong năm 2003, doanh số bán hàng bán dẫn trên thế giới sẽ tăng 19,8% lên 169 tỷ USD và 21,7% lên 206 tỷ USD trong năm 2004 và giữ nguyên ở mức 206 tỷ USD trong năm 2005. Doanh số bán chíp ở châu Mỹ, châu Âu và Nhật Bản dự đoán sẽ giảm lần lượt là 12%; 9% và 7,5% trong năm 2002, song lại tăng mạnh tới 30% vào năm 2003 ở khu vực châu á - Thái Bình Dương. Điều này cho thấy các hoạt động sản xuất, chế tạo của ngành đang có xu hướng chuyển sang khu vực này.

Thị trường than : Trong 10 tháng đầu năm 2002, thị trường than thế giới hầu như trong chiều hướng giảm, do tăng trưởng kinh tế chậm lại ở Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, cùng với nhu cầu tiêu dùng năng lượng hạn chế, dẫn tới tăng mạnh tồn kho than đá ở các nước tiêu dùng than đốt nhiệt lớn.

Dự báo thị trường than thế giới 2003 : Năm 2003, nhu cầu tiêu thụ than thế giới tiếp tục tăng trong xu hướng tăng liên tục từ nhiều năm nay. Theo các chuyên gia thế giới, tiêu thụ than sẽ tăng từ mức 4.644,9 triệu tấn năm 1995 lên mức 4.909, 8 triệu tấn năm 2000 và lên mức 5.367,0 triệu tấn năm 2005.

Đặc biệt, năm 2003, nhu cầu tiêu thụ than thế giới sẽ chịu tác động khá mạnh bởi diễn biến tăng giá mạnh mẽ hiện nay của dầu mỏ và khí đốt. Tuy nhiên, có tin đáng quan tâm là Chính phủ Nhật Bản sẽ đánh thuế nhập khẩu than đá từ 1/4/2003 để khuyến khích chuyển từ sử dụng than đá sang sử dụng nguyên liệu sạch hơn như khí đốt tự nhiên. Mức thuế sẽ còn được xem xét lại, song, dự kiến ban đầu của các quan chức Nhật là từ 18 đến 90USD/tấn. Điều này sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kim ngạch xuất khẩu than của những nước có tỷ trọng xuất khẩu than sang Nhật lớn như Australia và Việt Nam.

Đối với Việt Nam, các chuyên gia dự báo thị trường than năm 2003 sẽ khó khăn hơn, cả đối với tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Đối với tiêu thụ trong nước, theo dự báo, năm 2003, các ngành xi măng, đạm, điện chưa có thêm dự án được đưa vào hoạt động, nên sản lượng than cung cấp cho các ngành này cũng sẽ không tăng. Đối với xuất khẩu, ngành than Việt Nam vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, nhưng thị trường này dự kiến năm 2003 sẽ tiêu thụ than ít hơn năm 2002.

Cũng trong năm 2002, đối với ngành than Việt Nam, vấn đề cạnh tranh về giá và chất lượng than đang là thử thách khắc nghiệt. Vừa qua, do Chính phủ can thiệp, giá than Việt Nam tiêu thụ trong nước tăng.  Nhu cầu than trong nước, về lâu dài, sẽ tăng nhanh. Quan hệ cung cầu đang hình thành theo hướng có lợi cho ngành than. Thị trường than Việt Nam có vẻ như sôi động, xuất khẩu than của Việt Nam tăng mạnh. Nhưng khách quan đánh giá và xem xét tình hình trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường than thế giới, có thể nói, khả năng cạnh tranh cả về chất cũng như về lượng của than Việt Nam sẽ rất hạn chế. Về lượng, do trình độ công nghệ của ngành than Việt Nam đang ở những năm 70 của thế kỷ 20, nếu với nhịp độ đầu tư như hiện nay, việc tăng sản lượng một cách bền vững sẽ rất khó khăn. Còn về chất, Việt Nam vẫn không thể tạo ra được sản phẩm than hấp dẫn (than Việt Nam ở xa các hộ tiêu dùng, giá thành khai thác không thấp, chất bốc thấp, khó nghiền...)

Thị trường ôtô thế giới:  Năm 2002, thị trường ôtô thế giới đã khả quan hơn, tại thị trường châu á, số ôtô bán ra đã tăng hơn trước. Mức tiêu thụ ôtô của các thị trường có khác nhau, song châu á vẫn là thị trường có sức hấp dẫn nhiều nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, mức tăng tiêu thụ tại thị trường Đông Nam á không đồng đều, do một số nền kinh tế ở khu vực này còn gặp khó khăn. 

Dự báo thị trường ôtô một số nước châu á dự tính sẽ còn gặp khó khăn trong một vài năm nữa và dự đoán Nhật Bản - một thị trường ôtô lớn nhất sẽ chưa có cơ hội phục hồi. Sản lượng ôtô ở Nhật Bản dự đoán sẽ giảm 4%, xuống còn 9,725 triệu xe vào năm  2010 so với 10,145 triệu xe năm 2000.

Dự báo sau 8 năm tới, sản xuất và tiêu thụ ôtô tại thị trường châu á (trừ Nhật Bản) sẽ tăng khoảng 55% so với hiện nay và cao gấp 5 lần mức tăng chung của thế giới. Hãng nghiên cứu thị trường - Standard & Poor's cũng dự báo rằng, năm 2003, mức tiêu thụ ôtô tại thị trường châu á (không kể Nhật) sẽ vào khoảng 15 triệu chiếc. Trung Quốc và ấn Độ sẽ là hai thị trường có tốc độ sản xuất ôtô tăng mạnh nhất. ¦ớc tính thời gian từ nay đến 2010, lượng ôtô xuất khẩu bình quân hàng năm của Trung Quốc sẽ vào khoảng 4,09 triệu chiếc, chiếm gần 95% tổng số xe xuất khẩu hàng năm của châu á và cao gấp 12 lần mức tăng chung trên toàn cầu.

Thương mại dịch vụ thế giới: Sự kiện 11/9 tại Mỹ đã ảnh hưởng khá nặng nề đến thương mại dịch vụ thế giới. Hậu quả của nó sẽ còn kéo dài sang năm 2002, và những năm tiếp theo

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICOA) dự báo, hoạt động vận tải hành khách bằng đường hàng không trong năm 2003 sẽ phục hồi, nếu kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, để đạt được như trước thời điểm 11/9 thì vận tải hành khách bằng đường hàng không phải đạt được mức tăng trưởng 7,1% trong năm 2003 và 5,6% trong năm 2004.

Tuy nhiên, sự giảm sút của ngành hàng không lại là cơ hội cho các loại hình vận tải khác như tầu hoả, ô tô... phát triển. Ngoài ra, cùng với tiến trình tự do hoá thương mại thế giới đang diễn ra hết sức nhanh chóng, kéo theo đó là sự phát triển của thương mại thế giới, khi đó ngành vận tải hàng hoá, nhất là vận tải bằng đường biển sẽ có thêm nhiều cơ hội để phát triển. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành này còn phụ thuộc vào sự phục hồi của kinh tế thế giới vốn đang diễn ra hết sức chậm chạp và còn tiềm ẩn nhiều bất ổn bởi các nguy cơ khủng bố mới và chiến tranh vùng Vịnh nổ ra.

Nhìn chung, trước tình hình kinh tế thế giới đang chưa có những dấu hiệu tốt đẹp, điều đó có ảnh hưởng không nhỏ tới sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Nhưng chúng ta cũng hy vọng rằng, trong thời gian tới, khi Việt Nam đang tiến dần tới trước thềm Hội nhập kinh tế quốc tế thì sự phát triển kinh tế của Việt Nam sẽ có nhiều khả quan hơn./.

 

  • Tags: