Sản xuất sạch hơn trong ngành công nghiệp Việt Nam

Trong nền kinh tế thị truờng, việc không ngừng nâng cao khả năng cạnh tranh là việc làm có tính sống còn của doanh nghiệp. Để thực hiện điều này, ngoài việc nâng cao chất lượng và các đặc tính hữu dụn

Với đặc điểm hầu hết công nghệ, thiết bị nhiều doanh nghiệp còn ở trình độ thấp, ô nhiễm môi trường  đã ở mức báo động, hầu hết các doanh nghiệp công nghiệp đã triển khai áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) nhằm giảm giá thành sản phẩm và ô nhiễm môi trường. Sản xuất sạch hơn còn được hiểu như là các giải pháp xử lý ô nhiễm “ trước đường ống”, mang tính ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải trước khi chúng được sinh ra trong sản xuất.

   Vậy SXSH là gì? Sản xuất sạch hơn có thể hiểu là tổng hợp các giải pháp quản lý, kiểm soát nội vi, quản lý quá trình công nghệ, thiết bị để giảm thiểu chất thải; nghiên cứu sử dụng các nguyên, nhiên vật liệu và các phụ gia ít độc hại, cả tiến sản phẩm theo hướng thân thiện hơn với môi trường và sức khoẻ con người. Do đó, kết quả của sự  áp dụng thành công các giải pháp này sẽ mang lại cho doanh nghiệp không chỉ là giảm các ch t thải gây ô nhiễm môi trường mà còn tăng hiệu quả sản xuất.

   Xuất phát từ việc nhận thức được hiệu quả của việc áp dụng sản xu t sạch hơn, đồng thời hiểu rõ được đặc điểm chung của doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam nên tư năm 2000, Bộ Công nghiệp đã triển khai một loạt các hoạt động hỗ trợ các doanh nghiệp triển khai áp dụng SXSH vào sản xuất của doanh nghiệp mình.

   Năm 2000 và 2001, Bộ Công nghiệp đã thực hiện một chương trình nâng cao nhận thức về SXSH cho các doanh nghiệp công nghiệp, bao gồm 14 khoá đào tạo về SXSH cho trên 300 lượt cán bộ quản lý, kỹ thuật của doanh nghiệp công nghiệp thuộc nhiều thành phần kinh tế tại ba miền Bắc, Trung, Nam, làm cho các doanh nghiệp thấy được tiềm năng nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời đóng góp tích cực trong việc  BVMT bảo vệ môi trường khi áp dụng SXSH. Các khoa học tập trung vào các đối tượng thuộc các doanh nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm cao hoặc có nhiều tiềm năng, cơ hội triển khai áp dụng các giải pháp SXSH. Nội dung của các khoá học tập trung vào việc giới thiệu, quảng bá về SXSH; phương pháp tiến hành phân tích các cơ hội áp dụng SXSH, thứ tự ưu tiên áp dụng các giải pháp SXSH cách tức xây dựng dự án SXSH ở cấp doanh nghiệp; giới thiệu các nguồn vốn tiềm năng có thể vay để thực hiện cự án SXSH, một số kỹ năng tính toán, lượng hoá hiệu qủa áp dụng SXSH….

   Hàng năm, với sự cam kết của doanh nghiệp, Bộ Công nghiệp cũng đã hỗ trợ một phần kinh phí cho doanh nghiệp xây dựng và áp dụng SXSH, và coi đây như những dự trình diễn để có thể nhân rộng  cho các doanh nghiệp tương tự khác. Trong năm 2002, 2003, Bộ công nghiệp đã hỗ trợ cho trên 20 doanh nghiệp để xây dựng và áp dụng SXSH với tổng kinh phí trên 1 tỷ triệu đồng, qua  đánh giá các dự án cho th y, kết quả áp dụng SXSH là rất khả quan, có nhiều doanh nghiệp tuy chưa có đầu tư lớn, nhưng bằng các giải pháp quản lý nội vi đã cho hiệu quả kinh tế cũng như bảo vệ môi trường đáng kể.

   Mội nội dung khác rất quan trọng mà Bộ đã triển khai trong những năm qua là tăng cường năng lực cho các viện nghiên cứu, trung tâm tư vấn về BVMT thuộc Bộ và thuộc các TCT, nhằm giúp các doanh nghiệp trong công tác đào tạo, xác định các cơ hội, tư v n xây dựng các dự án SXSH và triển khai áp dụng tại doanh nghiệp. Các cơ quan này đã đóng góp đáng kể vào phong trào áp dụng và triển khai SXSH tại các doanh nghiệp.

   Một hướng khác cũng đóng góp tích cực trong việc áp dụng SXSH là sự giúp đỡ, hợp tác với các tổ chức nước ngoài thực hiện nhiệm vụ BVMT công nghiệp nói chung và SXSH nói riêng. Bộ Công nghiệp đã triển khai nghiên cứu mô hình mẫu về khu công nghiệp (KCN) SXSH áp dụng cho KCN Dệt May Phố Nối. Năm 2002, Chương trình môi trường Việt Nam - Canada đã hỗ trợ triển khai một dự án mẫu về SXSH tại Công ty Hoá chất Đức Giang thuộc Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam.

   Phát huy những kết quả đạt được Công nghiệp có chủ trương vẫn tiếp nối các hoạt động của những năm qua, nhằm khuyến khích, mở rộng diện áp dụng SXSH đến các doanh nghiệp nhỏ, đồng thời, một nội dung rất quan trọng khác là nghiên cứu cơ sở khoa học để xây dựng các cơ chế, chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp áp dụng SXSH, trình Chính phủ ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền.

   Trong dự thảo Chiến lược BVMT đến năm 2010 do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì soạn thảo trình Chính phủ, chương trình SXSH được xác định là một nội dung quan trọng và dự kiến giao cho Bộ Công nghiệp là cơ quan đầu mồi, chủ trì thực hiện. Có đủ cơ sở để khẳng định chắc chắn rằng, với chương trình SXSH mà Bộ Công nghiệp chủ trì sẽ đạt được nhiều thành công, đóng góp có hiệu quả vào công tác BVMT, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.

   SXSH không có điểm kết thúc, nó là chuỗi liên tục các giải pháp được áp dụng trong sản xu t, để sao cho môi trường sống ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm nay. 

  • Tags: