Đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực công nghệ vi sinh

Công nghiệp thực phẩm (FIRI) đã ký kết Dự án hợp tác kỹ thuật, nhằm tăng cường năng lực cho Viện, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ vi sinh. Để hiểu rõ hơn về sự phát triển của công nghệ vi sinh nói ch

Bà Akiko Murayama, Chuyên gia Vi sinh, Dự án JICA.
P.V: Được biết, từ năm 2002, Dự án Hợp tác kỹ thuật giữa JICA và FIRI đã được thực hiện, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ vi sinh. Là chuyên gia vi sinh thuộc Dự án JICA,  Bà có thể cho biết những kết quả cụ thể đạt được trong thời gian qua?
Bà Akiko Murayama:
Có thể nói, hoạt động thứ hai trong ma trận thiết kế dự án là hoạt động quan trọng nhất của nội dung dự án. Trong nửa thời gian của dự án, các chuyên gia dài hạn, ngắn hạn của JICA cùng với các đối tác của FIRI đã tập trung giải quyết các vấn đề sau: 
- Phân lập, tuyển chọn vi sinh vật trong các sản phẩm lên men truyền thống, vi sinh vật đất, xạ khuẩn...
- Xác định vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm.
- Nâng cao hoạt lực chủng giống bằng phương pháp đột biến.
- Bảo quản chủng giống bằng phương pháp đông khô và sấy nhiệt.
- Lên men sinh tổng hợp CGTase và lên men axít lactic.
- Sản xuất thử cyclodextrin (CD) quy mô phòng thí nghiệm.
- Thành lập phòng thí nghiệm chuyên ngành vi sinh cho FIRI với các trang thiết bị hiện đại bằng vốn đầu tư của Nhật Bản.
- Có 4 cán bộ thuộc chuyên ngành vi sinh được đào tạo tại Nhật Bản.
Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện bảo quản chủng giống bằng phương pháp nitơ lỏng; Sản xuất nấm men khô; Nghiên cứu chủng giống vi khuẩn để sản xuất sản phẩm “Nem chua” và nâng cao chất lượng của sản phẩm này; Hoàn thiện công nghệ lên men một số sản phẩm từ nông sản như: Axít lactic từ gỉ đường, đường cyclodextrin (CD) từ tinh bột sắn; Nâng cao chất lượng của các sản phẩm rượu vang từ quả và gạo với mục tiêu cuối cùng là chuyển giao công nghệ sản xuất các sản phẩm trên cho các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ.
P.V: Được biết, công nghệ vi sinh có ý nghĩa thiết thực phục vụ đời sống của nhân dân. Tuy nhiên, công nghệ này ở Việt Nam chưa thực sự phát triển. Vậy Bà có thể đánh giá thế nào về khả năng phát triển của lĩnh vực này ở Việt Nam?
Bà Akiko Murayama: Như chúng ta biết, Việt Nam là nước nông nghiệp nhiệt đới, nên có các loại nông sản và hệ thực vật rất phong phú. Ngoài ra, còn có nhiều loại thực phẩm và đồ uống lên men…Như vậy, Việt Nam có đầy đủ điều kiện thuận lợi để phát triển công nghệ vi sinh. Tuy nhiên, để phát triển ngành này, đòi hỏi phải có một nền công nghệ cao, sự đầu tư lớn và lâu dài. Là chuyên gia vi sinh, tôi rất tự hào đã góp một phần nhỏ bé của mình cho sự phát triển lĩnh vực này ở Việt Nam, mặc dù năng lực còn có hạn. Cụ thể, tôi đã cùng các đối tác của Viện trao đổi kinh nghiệm, cùng tham gia thực hiện các đề tài như: Phân lập, xác định và bảo quản chủng giống; Nghiên cứu và phân tích sinh hóa và các đặc tính của enzim; Sản xuất thử nghiệm rượu vang hương dâu v.v… Việt Nam và Nhật Bản cùng là những nước thuộc châu á, có nhiều điều kiện địa lý và khí hậu tương đồng, tôi tin rằng, trong tương lai, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hợp tác chặt chẽ để phát triển  ngành công nghệ vi sinh.

Bà Nguyễn Thúy Hường, Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh, Viện CNTP.
P.V: Xin Bà cho biết  nhiệm vụ và vai trò của Bộ môn Vi sinh trong việc thực hiện Dự án hợp tác kỹ thuật với JICA Nhật Bản?
 Bà Nguyễn Thuý Hường:  Bộ môn Vi sinh thuộc Viện CNTP có chức năng và nhiệm vụ như sau:
 - Quản lý, sưu tập gen giống vi sinh vật; Lưu giữ và phát triển nguồn gen vi sinh vật công nghiệp (như phân lập, chọn lựa và phát triển chủng giống vi sinh vật).
-  Cung cấp giống vi sinh vật cho công tác nghiên cứu và cho ngành công nghiệp.
- Thực hiện các đề tài nghiên cứu và phát triển (R & D) về công nghệ vi sinh.
- Tư vấn, đào tạo và chuyển giao công nghệ vi sinh cho ngành chế biến thực phẩm.
   Trong quá trình thực hiện Dự án hợp tác kỹ thuật với JICA, chúng tôi đã gắn các hoạt động của Bộ môn với nội dung Dự án, hợp tác với các chuyên gia dài hạn, ngắn hạn thực hiện 4 nội dung đầu trong hoạt động II và một số hoạt động trong tương lai liên quan đến vi sinh mà Tiến sĩ Akiko Murayama đã nêu trên. Thông qua việc hợp tác với các chuyên gia Nhật Bản, chúng tôi đã tiếp thu được nhiều kiến thức do chuyên gia truyền đạt, đặc biệt là các cán bộ của Bộ môn được đào tạo tại Nhật Bản đã được các giáo sư giúp đỡ rất nhiệt tình. Các khóa đào tạo trên thực sự bổ ích cho công tác chuyên môn của chúng tôi.
P.V: Trong những năm qua, Bộ môn Vi sinh đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực công nghệ vi sinh, góp phần quan trọng vào sự phát triển của Viện CNTP.  Vậy xin Bà cho biết một số kết quả nổi bật của Bộ môn trong thời gian qua?
Bà Nguyễn Thúy Hường: Trong thời gian qua, Bộ môn Vi sinh đã đạt được một số kết quả sau:
- Đã chủ trì thực hiện được nhiều dự án, trong đó có các dự án nghiên cứu thực hiện hàng năm như: Lưu giữ và phát triển nguồn gen vi sinh vật công nghiệp thực phẩm (Nhiệm vụ thường xuyên cấp Nhà nước); Các dự án nghiên cứu và phát triển (R & D): Chuyển giao công nghệ sản xuất bia và rượu vang, các loại đồ uống lên men có nồng độ cồn thấp, sản xuất nấm men khô cho sản phẩm rượu.
Ngoài ra, chúng tôi đang tiếp tục triển khai một số dự án như:
- Dự án KC 04-27: Nghiên cứu công nghệ chuyển hóa sinh học glucolipid.
- Đề tài độc lập cấp Nhà nước 2004/28: Nghiên cứu tầm quan trọng của vi sinh vật sử dụng trong nuôi trồng thuỷ sản ở môi trường nước.
- Cung cấp chủng giống vi sinh phục vụ công tác nghiên cứu và phục vụ ngành công nghiệp, chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ sản xuất rượu, bia, giấm, nước chấm, mỳ chính và L-lysin.
- Tư vấn kỹ thuật cho các doanh nghiệp địa phương về công nghệ sản xuất bia, rượu vang quả, rượu nếp, bánh men tại các nhà máy: Bia Quang Trung (Tỉnh Hà Tây), Bia Cẩm Phả (Tỉnh Quảng Ninh), Công ty Rượu Pháp Quốc (TP. Hồ Chí Minh)…
- Đã có 8 bài báo được công bố tại Hội nghị Thực phẩm châu á, Hội nghị Công nghệ vi sinh năm 2003, Hội thảo quốc tế lần thứ 10 về chủng giống men và Tuần báo quốc tế về sự phát triển của công nghệ vi sinh.
- Được tặng thưởng 01 Bằng sáng chế về hợp tác khoa học với các nhà khoa học Nhật Bản, 01 giải thưởng về nghiên cứu sản xuất sản phẩm “Viên súp chứa hàm lượng axít amin cao” tại Hội chợ quốc tế Tuần lễ xanh được tổ chức tại thành phố Huế năm 2003.
PV: Xin cảm ơn các Bà đã trả lời phỏng vấn.

  • Tags: