Các chỉ tiêu chính tăng trưởng từ 12 đến 26 % so với năm 2002. Đây là những chỉ tiêu đạt được cao nhất của VEAM kể từ khi thành lập.
Ngay từ đầu năm, Tổng Công ty cùng các đơn vị thành viên quyết tâm huy động mọi tiềm năng các nguồn lực để thực hiện tốt nhiệm vụ kế hoạch Bộ giao, phấn đấu giữ mức tăng trưởng cao so với năm 2002. Nhưng Tổng công ty đã gặp những trở lực bất khả kháng như:
- Chiến tranh bùng nổ ở Irắc, làm mất một thị trường xuất khẩu động cơ diesel, máy bơm nước, máy phát điện và phụ tùng cơ khí khoảng hơn 2 triệu USD/năm (hơn 30 tỷ đồng)
- Theo định hướng của Bộ Công nghiệp về chế tạo xe máy mang thương hiệu Việt Nam, Tổng Công ty đã đầu tư hàng chục tỷ đồng vào máy móc, thiết bị nhà xưởng để làm phụ tùng xe máy. Chính sách hạn chế sử dụng xe máy ở các thành phố lớn của Chính phủ đã làm các công ty thành viên mất khoảng 30 tỷ đồng doanh số cung cấp phụ tùng xe máy cho các nhà sản xuất, lắp ráp xe máy trong nước, phải tìm cách làm các sản phẩm khác thay thế để giữ doanh thu.
- Hầu hết địa phương trong nước cấm không cho sử dụng xe công nông (trong đó có xe máy kéo đa năng “Bông sen” “Cổ loa” do các đơn vị của VEAM sản xuất ) do đó, năm 2003 cũng bị thất thu khoảng 8-10 tỷ đồng bán xe vận chuyển và phụ tùng thay thế.
- Động cơ Trung Quốc của các cơ sở khắp 3 miền nhập về lắp ráp (không được kiểm soát về chất lượng) đã bán phá giá. Động cơ trên 30 mã lực đã qua sử dụng nhập vào từ Nhật bản. Sản phẩm và phụ tùng máy động lực và máy nông nghiệp đã bị các cơ sở trong nước làm nhái làm giả các thương hiệu sản phẩm của VEAM gia tăng hơn nhiều, không có cách gì ngăn chặn.
- Chi phí đầu vào của sản phẩm tăng lên do giá thép, giá gang tăng (chịu cả ảnh hưởng thuế nhập khẩu và tỷ giá USD, EURO, JPY tăng nhanh so với VNĐ); Vốn lưu động cho SX-KD thiếu trầm trọng; Một số dự án đầu tư triển khai chậm...
Vượt lên trên những khó khăn đó, Tổng công ty đã đạt và vượt kế hoạch so với năm 2002 một số mặt hàng chủ yếu sau:
- Động cơ đốt trong các loại ( 22.257/20.500 KH) tăng 20,6 % so 2002.
- Máy xay sát lúa gạo (16.079/8.000 KH) tăng 26,5 % so 2002.
- Hộp số thuỷ (71.281/38.000 KH) tăng 76,6 % so 2002.
- Ru lô cao su xay sát (183.946/135.000 KH) tăng 15,4 % so 2002.
- Thép cán xây dựng (9.432/8.000 KH) tăng 10,38 % so 2002.
- Vòng bi các loại (1.123.195/930.000 KH) tăng 70,9 % so 2002.
Kết quả trên là nỗ lực phấn đấu vượt qua khó khăn thách thức của các đơn vị thành viên và toàn Tổng Công ty. Đạt được những thành quả đó là xuất phát từ những quyết sách đúng đắn của lãnh đạo các đơn vị thành viên và Tổng Công ty liên tục những năm gần đây về mục tiêu và biện pháp sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường và cạnh tranh quyết liệt. Đó là:
1- Bám sát nghiên cứu tìm hiểu thị trường, sản xuất cung cấp các sản phẩm phù hơp với nhu cầu, khả năng thị trường. Phục vụ đắc lực cho công cuộc CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Với mục tiêu “Từng bước giành lại thị trường trong nước, coi đây là thị trường cơ bản có tính quyết định, đồng thời tiếp tục tìm cách mở rộng thị trường xuất khẩu.” Tổng Công ty tìm mọi biện pháp mở rộng thị trường trong cả nước, thông qua bán máy nông nghiệp, máy động lực cho nông dân bằng phương thức trả chậm, bằng “kết hợp ba nhà” hỗ trợ tín dụng không tính lãi suất, hoặc bán máy trả góp, trả chậm cho nông, ngư dân. Mở rộng các trung tâm, đại lý, mạng lưới tiêu thụ và bảo dưỡng, hướng dẫn sử dụng, đồng thời tích cực mở thêm thị trường và sản phẩm xuất khẩu cho các nước Châu á và các nước khác.
Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu là động cơ diesel các loại, máy xay sát lúa gạo, bơm nước, máy phun thuốc trừ sâu, ru lô cao su xay sát.v.v...sang các nước Châu á (trong đó có các nước ASEAN) và các nước khác trên thế giới từ nhiều năm qua, đã chứng tỏ khả năng về sản xuất (công nghệ, chất lượng) và thương mại (giá cả ,tiếp thị..) trong hội nhập Quốc tế của Tổng Công ty. Khả năng đó đã và đang được phát huy ngày càng mạnh thêm. Mặc dù hai năm qua có những khó khăn về xuất khẩu, bị ảnh hưởng nặng nề do chiến tranh Irắc và sự cạnh tranh của các nước trong khu vực.
2- Tích cực nghiên cứu các sản phẩm mới có tính năng công dụng ngày càng hiện đại, giá cả phù hợp với sức mua trong nước, tiết kiệm ngoại tệ, thay thế sản phẩm nhập khẩu, đồng thời tăng cường hệ thống quản lý công nghệ chất lượng theo tiêu chuẩn ISO... để nâng cao sức cạnh tranh các sản phẩm của VEAM:
- Tổng Công ty tiếp tục các chương trình nghiên cứu sản phẩm mới về động cơ diesel thế hệ mới hiện đại và có công suất lớn hơn như máy kéo 4 bánh gắn động cơ 1 xi lanh nằm ngang, công suất 15-20 mã lực ở Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp; Nâng cao chất lượng bộ hơi động cơ đốt trong ở Công ty DISOCO, Công ty FUTU; Chế tạo động cơ thế hệ mới, hiện đại hơn như RV 160, RV190, EV 2400, EV 2600 ở Công ty VIKYNO; Các dây chuyền chế biến thức ăn gia súc gia cầm, chế biến các loại củ quả điều khiển bằng máy tính.v.v... ở Viện Nghiên cứu Thiết kế Chế tạo Máy nông nghiệp; Chỏm sứ gang cầu cách điện, vật liệu khuôn mẫu mới... ở Viện Công nghệ.v.v...
- Một vài đơn vị tập trung tân trang máy kéo cũ của Nhật để xuất khẩu sang Mỹ. Năm 2003, Công ty Cơ khí Phổ Yên đã xuất sang Mỹ được gần 60 chiếc, đang tiếp tục sửa chữa hoàn thiện các lô máy tiếp theo.
- Tổng Công ty cùng các đơn vị thành viên thiết kế và chế thử hàng chục loại máy mẫu phục vụ nông nghiệp, chăn nuôi; dụng cụ, máy nhỏ cho xây dựng để thăm dò thị trường, có thể xuất khẩu sang Mỹ, Hà Lan.v.v...
- Các đơn vị thành viên trong Tổng Công ty đã thực hiện công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hoá theo đúng pháp lệnh chất lượng hàng hoá.
Việc ghi nhãn mác hàng hoá được thực hiện đúng quy định của Nhà nước, tất cả các đơn vị thành viên đều đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá tại Cục Sở hữu Công nghiệp. Riêng cơ quan Tổng Công ty đã đăng ký bảo hộ nhãn hiệu VEAM tại Việt nam, Inđônêxia, Malaysia và đang tiến hành đăng ký tại Philippin và Mỹ.
- Đến nay, có 5 công ty thành viên có chứng nhận Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 là các công ty: DISOCO, FUTU1, VIKYNO, Cơ khí Phổ yên, VINAPPRO. Các đơn vị khác đang triển khai để nhận chứng chỉ ISO 9000 là Công ty Máy kéo và Máy nông nghiệp, Công ty NAKYCO, Công ty Cơ khí chính xác số 1, Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo.
3- Tích cực đầu tư để mở rộng và nâng cao năng lực sản xuất, đổi mới sản phẩm của các đơn vị thành viên. Năm 2003, tổng vốn đầu tư XDCB thực hiện 92,4 tỷ đồng, đạt 61 % so với kế hoạch năm 2003, tăng gần 2 lần so với 2002 (92,4/46,5). Tổng Công ty đã tích cực huy động các nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp (hơn 38 tỷ đồng) gồm vốn tự có, vốn khấu hao, vay thương mại... để đầu tư bổ sung trang thiết bị nâng cao năng lực sản xuất và để thực hiện các dự án đã được phê duyệt như các dự án: Nhà máy Chế biến Tinh bột sắn 50T/ngày tại Nghệ An; dự án Lò cao ở Bắc Cạn; dự án di dời và xây mới Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo; đầu tư bổ sung thiết bị sản xuất phụ tùng động cơ xe máy tại Công ty Phụ tùng máy số 1, DISOCO, Cơ khí Phổ Yên.....; dự án xây dựng cửa hàng giới thiệu và bán thiết bị, phụ tùng tại Tp. Hồ Chí Minh của Công ty MATEXIM. Ngoài ra, còn có một số dự án vay vốn tín dụng ưu đãi thực hiện tiếp như dự án nâng cao năng lực sản xuất sơ mi, vòng găng và bánh răng tại Công ty Phụ tùng máy số 1; dự án nâng cao năng lực xưởng đúc và các thiết bị chuyên dùng tại Công ty DISOCO.
Trong năm 2003, Tổng Công ty đã trình và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chấp thuận đầu tư cho 5 dự án ( giai đoạn 2001-2005) xếp vào danh mục các dự án cơ khí trọng điểm của Nhà nước trong tổng số 24 dự án cơ khí trọng điểm của cả nước theo văn bản số 1457/CP-CN ngày 27/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ gồm:
- Dự án sản xuất động cơ diesel từ 100 – 400 mã lực tại Công ty DISOCO có tổng vốn đầu tư 610 tỷ đồng; sản lượng 30.000 động cơ/năm cho ôtô, máy công nghiệp, máy thuỷ.
- Dự án nâng cao năng lực sản xuất động cơ diesel từ 5-24 mã lực tại Công ty VIKYNO có tổng vốn đầu tư 134 tỷ đồng; sản lượng: 41.000 động cơ/năm cho máy nông nghiệp; máy thuỷ.
- Dự án sản xuất bánh răng tại Công ty Phụ tùng máy số 1 có tổng vốn đầu tư 148 tỷ đồng, sản xuất bánh răng hộp số ôtô,máy kéo, bánh răng động cơ.
- Dự án di chuyển và xây mới Công ty Cơ khí Trần Hưng Đạo tại khu CN Tiên Sơn (Bắc Ninh) có tổng vốn đầu tư 351 tỷ đồng, sản lượng 40.000 - 50.000 động cơ <100 mã lực dùng cho ôtô, máy nông nghiệp, máy thuỷ.
- Dự án lắp ráp máy kéo 4 bánh tại Công ty Cơ khí Phổ Yên có tổng vốn đầu tư 50 tỷ đồng.
Ngoài ra, Tổng Công ty đã trình Bộ Công nghiệp và Bộ Công nghiệp đã trình Thủ tướng Chính phủ xin phê duyệt Đề án chế tạo ôtô, động cơ, hệ thống truyền lực và phụ tùng, bao gồm 5 dự án thành phần, trong đó 3 dự án đã được phê duyệt trong danh mục tại văn bản 1457/CP-CN của Thủ tướng Chính phủ và 2 dự án sản xuất lắp ráp ôtô: Dự án sản xuất lắp ráp ôtô tải nhỏ và ôtô thông dụng tại Thanh Hoá và dự án sản xuất lắp ráp ôtô MAZ .
Các dự án khác nằm trong kế hoạch 2001-2005 đang lập báo cáo nghiên cứu khả thi: Dự án đầu tư nâng sản lượng động cơ diesel của Công ty Vinappro; Dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng năng lực sản xuất của Công ty Cơ khí Vinh; Dự án xây dựng Trung tâm Dịch vụ và Hội thảo tại thị xã Cửa Lò...v.v...
Năm 2004, nhiệm vụ của Tổng Công ty rất nặng nề, phải hoàn thành việc đổi mới và cổ phần hóa 5 công ty và 2 chi nhánh của năm 2003 chuyển sang, tiếp tục chuyển đổi 4 doanh nghiệp hoạt động theo mô hình công ty TNHH một thành viên; Triển khai các dự án đầu tư lớn đã trình Chính phủ và Bộ Công nghiệp phê duyệt, đồng thời phải tiến hành di chuyển địa điểm 3 công ty theo lộ trình ra khỏi trung tâm thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục ổn định và đẩy mạnh sản xuất, chiếm lĩnh thị trường nội địa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Những khó khăn thách thức đang và sẽ ngày càng tăng sức ép, nhưng với nội lực của mình và sự hỗ trợ, chỉ đạo, tạo điều kiện của các Bộ, ngành, mà trực tiếp là Bộ Công nghiệp, Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp sẽ tiếp tục phát triển và đạt những thành tựu mới.
Một năm vượt qua thách thức ngành cơ khí phục vụ nông nghiệp vững bước đi lên
TCCT
Năm 2003, năm bản lề của kế hoạch 5 năm (2001-2005). Tổng Công ty Máy Động lực và Máy Nông nghiệp Việt nam đã vượt qua những khó khăn thách thức, đạt giá trị sản xuất công nghiệp 503,3 tỷ đồng, tổng d