Ngành điện Việt Nam: Lớn mạnh cùng đất nước

Hơn 2 tháng sau ngày tiếp quản Thủ đô (21/12/1954), mặc dù bận trăm công nghìn việc, Bác Hồ đã đến thăm và nói chuyện với CBCNV Nhà máy đèn Bờ Hồ. Bác căn dặn: “... Nhà máy bây giờ là của nhân dân, củ

 

 

Những mốc son

Bắt đầu làm chủ ngành Điện hầu như từ con số 0, CBCNV trong Ngành vừa khẩn trương xây dựng một loạt nhà máy điện mới: Lào Cai, Thái Nguyên, Việt Trì, Hà Bắc và hàng trăm km đường dây, hàng chục trạm biến áp truyền tải 110 kV. Sau hơn chục năm phấn đấu, năm 1965, cơ sở vật chất của ngành Điện được tăng cường, công suất điện tăng gấp 5,6 lần, sản lượng tăng gấp 11,7 lần với 620 triệu kWh, góp phần cùng đất nước thực hiện thắng lợi kế hoạch 5 năm lần thứ nhất. 10 năm tiếp theo (1965- 1975), vừa sản xuất vừa chiến đấu, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của Liên Xô (cũ), Trung Quốc, ngành Điện đã xây dựng một số nguồn điện mới như: Thủy điện Thác Bà, nhiệt điện Ninh Bình, Uông Bí cùng hệ thống lưới truyền tải và phân phối, đáp ứng nhu cầu xây dựng đất nước sau chiến tranh. Thập niên 80-90 thế kỷ trước, hệ thống nguồn và lưới điện liên tục được mở rộng theo quy họạch trong Tổng sơ đồ phát triển ngành Điện các giai đoạn 1, 2, 3, 4 và hiện đang triển khai giai đoạn 5 hiệu chỉnh. Hơn 50 năm xây dựng, đến nay tài sản của ngành Điện đã lên tới 100.000 tỉ đồng. Giai đoạn 2001-2004, với sự ra đời của hàng loạt công trình có tầm cỡ quốc gia như: Thủy điện Hòa Bình, Trị An, Thác Mơ, Yaly, Hàm Thuận- Đa Mi, Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, đường dây 500 kV Bắc Nam (mạch 1) và gần đây là đường dây 500 kV Bắc Nam (mạch 2), tốc độ tăng trưởng điện thương phẩm đạt mức “kỷ lục” với 15,24%/năm, vượt trên 2 lần so với tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước. Năm 2004, công suất điện cả nước đạt 11.280 MW, gấp 358 lần so với năm 1954, tổn thất điện năng từ 21% (năm 1955) giảm xuống còn 12%, thấp hơn một số nước khu vực châu á.

 

Phát triển điện nông thôn- Cải tiến công tác dịch vụ khách hàng

Để góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội các vùng nông thôn, miền núi, từng bước thay đổi diện mạo đời sống các dân tộc vùng sâu, vùng xa, trong hoàn cảnh khó khăn về vốn, Tổng Công ty Điện lực Việt Nam (TCTĐLVN) - EVN vẫn dành nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển điện nông thôn. Đến năm 2004, điện lưới quốc gia đã đưa về 100% số huyện, 94,33% số xã và 87,39% số hộ nông thôn. Hiện tỉ lệ hộ dân có điện ở Việt Nam cao hơn một số nước trong khu vực có thu nhập quốc dân cao hơn nước ta như: ấn Độ, Pakistan... Ngành Điện đã hoàn trả vốn lưới điện trung áp nông thôn theo Nghị quyết của Quốc hội sớm hơn 1 năm, góp phần giải quyết khó khăn cho dân, được các tỉnh, thành phố đánh giá cao. TCTĐLVN còn tham gia cùng các địa phương quản lý điện nông thôn như: đào tạo, hỗ trợ kỹ thuật miễn phí, chuyển đổi mô hình quản lý điện, đưa giá điện nông thôn từ rất cao xuống bằng hoặc thấp hơn giá trần Chính phủ quy định.

Với chức năng kinh doanh điện năng, các công ty Điện lực tăng cường đào tạo chuyên môn, trang bị máy móc hiện đại, từng bước nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng. Qua những cuộc tiếp xúc với nhân dân, đại biểu Quốc hội... các đơn vị đã lắng nghe ý kiến đóng góp với thái độ cầu thị. Mỗi năm EVN gửi hơn 2 triệu lá thư đến khách hàng, từ đó cải tiến công tác dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của các tầng lớp nhân dân. Dẫu đã có nhiều cố gắng, nhưng đây đó vẫn còn những hiện tượng tiêu cực trong CBCN ngành Điện, gây phiền hà cho khách hàng, thậm chí có hại cho khách hàng. Tất cả những trường hợp này khi phát hiện, ngành Điện đều sử lý nghiêm túc.

 

Đào tạo, nâng cao năng lực đội ngũ

Cùng với điều hành sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng nguồn và lưới điện, ngành Điện quan tâm đầu tư chiều sâu, nâng cao trình độ đội ngũ CBCNV. Cùng với sự ra đời của các nhà máy điện có công suất lớn, thiết bị hiện đại, nhiều kĩ sư, công nhân các nhà máy thủy điện, nhiệt điện, nhiệt điện khí, nhiệt điện than đã trưởng thành, hoàn toàn làm chủ hệ thống máy móc, không cần sự trợ giúp của chuyên gia nước ngoài. Họ có thể đảm nhiệm những khâu quan trọng như: lập phương án kỹ thuật, thiết kế chi tiết, thay thế, lắp đặt, nâng cấp thiết bị... không kém chuyên gia các nước. Trong công tác tư vấn xây dựng điện, từ chỗ chỉ thiết kế xây dựng các công trình nhỏ, đơn giản và làm tư vấn phụ cho nước ngoài, nay mỗi năm, đội ngũ tư vấn của EVN đảm nhiệm việc thiết kế hơn 2.000 dự án, trong đó, có các công trình lớn với quy mô, kỹ thuật phức tạp như: đường dây 500 kV, các nhà máy điện Yaly, A Vương, Tuyên Quang và hiện nay là công trình thủy điện Sơn La. Trong lĩnh vực cơ khí điện, từ chỗ chỉ sửa chữa, sản xuất các thiết bị đơn giản, cấp điện áp thấp, nay đã chế tạo nhiều thiết bị có cấp điện áp 110 kV-220 kV, mở ra cho toàn Ngành sự chủ động trong cung cấp thiết bị, giảm giá thành công trình, tiết kiệm đầu tư. Quản lý các dự án điện là việc khó, đòi hỏi trình độ chuyên môn và tinh thần trách nhiệm cao, trước đây chủ yếu do nước ngoài thực hiện. Những năm gần đây, các Ban quản lý dự án của ngành Điện đã trực tiếp quản lý xây dựng thành công hàng chục công trình, và nhiều công trình hiện đang làm 14 dự án nguồn điện đường dây, trạm biến áp. EVN đã quy tụ được hơn 348 phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ, 17.634 kĩ sư, 13.530 cán sự, kỹ thuật viên và 40.085 công nhân lành nghề. Họ được đào tạo cơ bản thông thạo từ bước lập quy hoạch, dự báo phụ tải, khảo sát, thiết kế, đánh giá tác động môi trường, hiệu quả dự án, quản lý dự án, vận hành các nhà máy hiện đại, các đường dây và trạm có kỹ thuật phức tạp. Nhờ vậy, nhiều năm liền, hệ thống điện Việt Nam được vận hành ổn định, an toàn.

Dự báo nhu cầu điện đến năm 2010 là 93 tỉ kWh, năm 2020 từ 200 tỉ- 250 tỉ kWh. Để đáp ứng nhu cầu này, từ năm 2006-2010, ngành Điện lực Việt Nam phải xây dựng 52 nhà máy điện, 8.943 km đường dây cao thế và 29.480 MVA dung lượng trạm biến áp với tổng vốn đầu tư 13,7 tỉ USD. Đây là tín hiệu vui, chứng tỏ bước phát triển mạnh mẽ của đất nước, nhưng cũng là thách thức không nhỏ với ngành Điện trong công tác đầu tư. Để có nguồn vốn cho đầu tư phát triển, ngành Điện tiếp tục huy động tổng hợp các nguồn vốn, một mặt phát huy tối đa nội lực bằng cách huy động có hiệu quả nguồn vốn trong nước, phát hành trái phiếu công trình, thành lập các công ty cổ phần phát triển điện lực, thực hiện cổ phần hóa một số doanh nghiệp. Mặt khác, tranh thủ các quan hệ quốc tế thông qua hình thức vay hoặc kêu gọi đầu tư nước ngoài, tăng nguồn vốn cho phát triển nguồn và lưới điện.

   Vì dòng điện của Tổ quốc, ngành Điện lực Việt Nam tiếp tục hoàn thiện để trở thành Tập đoàn kinh tế mạnh, đáp ứng nhu cầu điện ngày càng gia tăng của đất nước, hội nhập - phát triển bền vững.

  • Tags: