Humburg - thành phố lớn nhất của CHLB Đức

Nằm ở hạ lưu sông Di-bê và là nơi hợp lưu giữa hai sông An-xư-tơ và sông Bi-lơ, cách biển Bắc Hải 12 km, thành phố Humburg có diện tích 753 km2, dân số 1.571 nghìn người, có khí hậu ấm áp, ẩm, nhiều s

Đầu thế kỷ thứ IX, pháo đài Han-ma được xây dựng ở nơi giao nhau giữa hai con sông Di-bê và An-xư-tơ. Đến thế kỷ thứ XII, nền thương nghiệp của nước Đức dần dần thịnh vượng, nên bắt đầu xây dựng cảng. Sau thế kỷ thứ XIII, Humburg và các thành phố cảng ở miền Bắc nước Đức tập hợp thành liên minh mậu dịch và phát triển thành trung tâm mậu dịch quan trọng giữa biển Bắc Hải và biển Ban Tích, ngành lưu thông tiền tệ và bảo hiểm phát triển. Đến cuối thế kỷ thứ XVII, Humburg đã trở thành thành phố lớn thứ 2 của nước Đức và năm 1815, trở thành thành viên của LB Đức. Năm 1871, nước Đức thống nhất, Chính phủ Đức đã đẩy mạnh phát triển kinh tế thành thị. Đầu thế kỷ XX, nhiều thị trấn lân cận được sáp nhập vào với nhau, phạm vi thành phố được mở rộng thành qui mô như ngày nay, Humburg trở thành thành phố lớn nhất của CHLB Đức.

Hải cảng Humburg chiếm một vị trí nổi bật trong chức năng của thành phố, được gọi là “Cửa sổ trông ra thế giới”, Hải cảng này giao dịch với hơn 1.100 hải cảng trên thế giới, thông qua 300 tuyến đường tầu thủy. Cảng Ku-cut ở gần cửa sông Di-bê là ngoại cảng của Humburg, cách nhau 90 km, có đường sắt nối liền, chủ yếu là vận chuyển hành khách. Ngoài ra, còn có 20 cảng sông, trở thành cảng sông lớn thứ 3 trên toàn quốc. Humburg còn là đầu mối giao thông đường bộ của khu vực phía Bắc nước Đức. Vùng ngoại ô có trạm điều độ xe lớn nhất châu Âu. Có 650 km đường sắt chuyên dùng cho khu vực cảng nối liền với đường sắt cả nước. Trong thành phố, có trên 2000 cây cầu và là một trong những thành phố có nhiều cầu nhất thế giới. Mạng lưới giao thông do đường hầm và xe điện ngầm tạo thành có thể đi khắp mọi nơi. Ngoài ra, còn 2 sân bay, trong đó sân bay Fuốc-bi-tơ là sân bay quốc tế nhộn nhịp nhất.

Là trung tâm kinh tế chủ yếu của cả nước với thu nhập bình quân đầu người đứng hàng đầu các bang của Đức, hải cảng Humburg thúc đẩy sự phát triển của mậu dịch đối ngoại, ngành chế tạo, ngành giao lưu tiền tệ trong tòan thành phố, các ngành công nghiệp đóng tầu, lọc dầu, luyện kim mầu đứng đầu trong nước. Ngân hàng, công ty bảo hiểm hết sức hưng thịnh, với hơn 150 cơ sở phân bố khắp thành phố, trong đó gồm nhiều ngân hàng nước ngoài. Sự nghiệp văn hóa-giáo dục phát triển mạnh, là trung tâm báo chí, xuất bản toàn quốc. Tổng bộ thông tấn xã Đức có trụ sở tại thành phố. Đại học Humburg là một trong những trường đại học nổi tiếng toàn quốc-Nơi đây có truyền thống âm nhạc, là quê hương của nhạc sĩ thiên tài Bhalran.

Khu cũ của thành phố nằm ở phía Bắc sông Di-bê với trung tâm là Tòa thị chính, lân cận là khu thương nghiệp và giao lưu tiền tệ. Khu vực ven hồ An-xư-tơ là tinh hoa của thành phố-nơi đây tập trung các cơ sở văn hóa, khách sạn, văn phòng.. Bên cạnh đó, còn có các phố thương nghiệp phồn hoa và phố kinh doanh hàng trang trí nội thất độc đáo. Khu vực cảng và khu công nghiệp nằm ở phía Nam thành cũ, dọc theo hai bên hồ của sông Di-bê. Vùng ven nội thành tập trung khu nông nghiệp. Sau chiến tranh thế giới thứ 2, theo đà phát triển đô thị hóa, dân nội thành phân tán ra ngoại ô, hình thành 10 thị trấn, cùng với khu vực trung tâm thành phố, tạo nên khu vực tập trung đông đúc của thành phố Humburg.

  • Tags: