Ngân hàng thời hậu WTO

Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa tất cả các lĩnh vực, trong đó, có tài chính - ngân hàng. Trao đổi với giới truyền thông, ông Lê Đức Thúy, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho rằng, thách thứ

Ngân hàng nước ngoài sẽ vào ồ ạt

Hiện có trên 30 chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động ở Việt Nam. Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành Tập đoàn HSBC - ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam trong thời điểm hiện tại - Michael R.P. Smith nhận định: “Việt Nam là con hổ mới của châu Á nên tiềm năng rất lớn. Khi Việt Nam vào WTO, sự cạnh tranh sẽ khó khăn hơn, nhưng chúng tôi quyết giữ vững thị trường này”. Thực hiện quyết tâm đó, HSBC Việt Nam đã khai trương trung tâm thanh toán quốc tế tại TP.HCM. Ông Alain Cany, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam giải thích lý do mở trung tâm thanh toán quốc tế của HSBC: “Doanh thu từ thanh toán quốc tế chiếm 1/3 tổng doanh thu của HSBC Việt Nam. Khách hàng là các công ty Việt Nam đã chiếm 50% trên tổng số khách hàng của HSBC. Dự báùo trong 3 - 4 năm nữa, con số này sẽ là 70%”.

Vào đầu tháng 6-2006, General Electric Money (GE Money), một nhánh của Tập đoàn General Electric (Mỹ) nhận được giấy phép mở văn phòng đại diện tại TP.HCM và Hà Nội hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tài chính tiêu dùng, tín dụng cá nhân... Sự xuất hiện của GE Money cho thấy sức hút của thị trường Việt Nam rõ ràng khá hấp dẫn trong mắt các ngân hàng nước ngoài. 

Từ ngày 1/4/2007, các ngân hàng Mỹ và nước khác sẽ được thành lập chi nhánh 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam. Các ngân hàng này sẽ được nhận tiền gửi bằng tiền đồng Việt Nam không giới hạn từ các pháp nhân. Nhiều cuộc điều tra cho thấy, khi ngân hàng nước ngoài vào Việt Nam, người dân sẽ chuyển sang giao dịch với ngân hàng nước ngoài thay vì các ngân hàng trong nước. Như vậy, các ngân hàng nội địa phải làm gì để chiến thắng trong cuộc đua này?

Biết người để hiểu rằng ta… sẽ phải làm gì!

Ông Lê Đức Thúy nhìn nhận: “Điểm yếu đầu tiên của hệ thống ngân hàng nội địa là vốn. Tổng vốn điều lệ của các ngân hàng thương mại nhà nước hiện mới đạt trên 21.000 tỉ đồng, dư nợ tín dụng mới đạt xấp xỉ 55% GDP, thấp hơn nhiều so với mức trên 80% của các nước trong khu vực. Bình quân, mức vốn tự có của các ngân hàng thương mại nhà nước khoảng từ 200 đến 250 triệu USD, chỉ bằng một ngân hàng cỡ trung bình trong khu vực, còn các ngân hàng cổ phần có mức vốn điều lệ bình quân chỉ từ 200 đến 300 tỷ đồng.

Thứ hai là chất lượng hoạt động. Trong khi điểm mạnh của các ngân hàng nước ngoài là dịch vụ, thì ngân hàng trong nước sản phẩm dịch vụ còn nghèo nàn, thiếu các định chế quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế như quản trị rủi ro, quản trị tài sản nợ, tài sản có, nhóm khách hàng, loại sản phẩm, kiểm toán nội bộ…, hoạt động tín dụng vẫn còn phổ biến”.

Giải pháp ở đây là cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa một số ngân hàng thương mại nhà nước, tạo điều kiện để các ngân hàng phát hành trái phiếu dài hạn nhằm thúc đẩy thị trường vốn.

Mặt khác, việc phát triển một số ngân hàng thương mại Việt Nam sẽ phải theo mô hình tập đoàn kinh tế đa năng ngân hàng, bảo hiểm, đầu tư, môi giới và kinh doanh chứng khoán, quản lý tài sản... trên cơ sở lựa chọn một số ngân hàng thương mại có quy mô lớn, đầu tư công nghệ hiện đại, đặc biệt, các ngân hàng thương mại nhà nước hiện nay đóng vai trò chủ yếu trong hệ thống về quy mô (chiếm 70 - 75% thị phần) và thế mạnh mạng lưới rộng khắp, mối quan hệ khách hàng truyền thống mật thiết, đặc biệt có uy tín cao.

“Riêng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần, cần chủ động chọn thời điểm và hình thức tăng vốn trên cơ sở minh bạch thông tin hoạt động và kết quả kinh doanh, nâng cao chất lượng dịch vụ và an toàn trong kinh doanh để đẩy nhanh tiến độ tham gia niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, nhằm nâng uy tín trong kinh doanh đối với công chúng, có thể cạnh tranh với các chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi mở cửa dịch vụ ngân hàng!”. Ông Thúy bày tỏ ý kiến tham vấn.

  • Tags: