Một số chỉ tiêu cơ bản:
Năm qua, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam đã khai thác được 20,61 triệu tấn quy dầu, trong đó 17,56 triệu tấn dầu thô đạt 104,5% KH và 3,046 tỷ m3 khí, tăng so với năm 2002 là trên 450 ngàn tấn và 750 triệu m3 khí; xuất khẩu dầu thô đạt 17,167 triệu tấn, tăng 300 ngàn tấn do với năm 2002; kim ngạch xuất khẩu khí đạt 3,775 tỷ USD, bằng 141% kế hoạch, khi khô tiêu thụ cho Điện đạt 2,384 tỷ m3; sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lỏng gồm 190,25 ngàn tấn condensate đạt 126,8% KH và 359,8 ngàn tấn LPG đạt 104,5% KH, doanh thu toàn ngành ước đạt 133% KH, tăng 22% so với năm 2002; nộp ngân sách Nhà nước đạt 144,2% KH, tăng 9,4% so với năm 2002. Đặc biệt, gia tăng trữ lượng dầu khí năm 2003 đạt trên 30 triệu tấn quy dầu, tổng cộng 3 năm (2001- 2003) đạt trên 100 triệu tấn quy dầu.
Hoạt động khai thác dầu khí
Hoạt động khai thác dầu khí năm 2003 của Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tiếp tục hoàn thành được mục tiêu đề ra, nhờ việc thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật, đảm bảo sơ đồ công nghệ khai thác và Chương trình khai thác mở rộng các mỏ đang khai thác, đặc biệt mỏ Sư tử Đen, được đánh giá có trữ lượng lớn thứ hai của Việt Nam, sau mỏ Bạch Hổ được đưa vao hoạt động đúng kế hoạch. Như vậy, cho đến nay, Việt Nam đã có 8 mỏ dầu khí đang hoạt động khai thác phục vụ nền kinh tế đất nước là:
Bạch Hổ - Rồng, Đại Hùng, PM3, Ruby, Rạng Đông, Mỏ khí Lan Tây - lô 06.1 (hoạt động từ cuối năm 2002) và mỏ Sư Tử Đen đưa vào khai thác từ ngày 29/10/2003. Mức sản lượng khai thác bình quân của Tổng Công ty đạt trên 47,5 nghìn tấn dầu thô/ngày và 8 triệu m3 khí/ngày. Sản lượng dầu khí năm 2003 tăng so với năm 2002 trên 1,3 triệu tấn qui dầu (khoảng 450 nghìn tấn dầu thô và trên 750 triệu m3 khí), hoàn thành vượt mức chỉ tiêu xuất khẩu cả về lượng và giá trị.
Riêng Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro năm 2003, khai thác được 13,198 triệu tấn dầu thô, bằng 102% kế hoạch năm. Sản lượng khai thác của riêng hai mỏ Bạch Hổ và Rồng là 13,120 triệu tấn, bình quân 36,5 nghìn tấn/ngày.
Hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở trong nước.
Trong hoạt động tìm kiếm thăm dò dầu khí ở trong nước, Tổng Công ty Dầu khí Việt Nam tiếp tục thu được những kết quả đáng khích lệ, đảm bảo mục tiêu gia tăng trữ lượng dầu khí, chuẩn bị cho khai thác lâu dài. Trong 3 năm, từ 2001 đến 2003, những phát hiện quan trọng, thu hút sự quan tâm của khu vực là: Giếng Hoa Mai (lô 46/Cái Nước, giếng Sông Đốc (lô 46/02 và đặc biệt là giếng Sư Tử Trắng (lô 15/1) cho kết quả dự báo tiềm năng khí có thể thu hồi đạt từ 54- 81 tỷ m3 khí.
Hoạt động tìm kiếm thăm dò tự lực:
Tổng Công ty tích cực triển khai thực hiện hoạt động tìm kiếm thăm dò, nhằm phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá tiềm năng dầu khí các khu vực còn mở, chưa thực hiện thăm dò phục vụ cho việc hoạch định các chương trình tìm kiếm thăm dò dầu khí. Chuẩn bị phương án tìm kiếm thăm dò tổng thể ở Vịnh Bắc Bộ, vùng trũng Hà Nội để thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu cầu sử dụng khí ở phía Bắc.
Hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài.
Năm 2003, hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ở nước ngoài tiếp tục được tăng cường, mở rộng với việc ký thêm 3 hợp đồng mới: Hợp đồng lô SK305-Malaysia (ngày 16/6/2003) theo chương trình hợp tác 3 bên, hợp đồng lô ME Madura-1 và NE Madura-2 thuộc Malaysia (ngày 14/10/2003) thông qua thắng thầu quốc tế, khẳng định thêm sự hội nhập và góp phần tích cực của Petrovietnam vào hoạt động tìm kiếm thăm dò khai thác dầu khí ở các quốc gia khu vực và thế giới.
Các hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp khí.
Nét nổi bật trong lĩnh vực công nghiệp khí là Tổng Công ty đã tiếp tục hoàn thiện, vận hành ổn định hệ thống khí Bạch Hổ, Nam Côn Sơn, đồng thời phát triển mở rộng các cơ sở hạ tầng, đáp ứng nhu cầu khí cho sản xuất điện và sản xuất công nghiệp khu vực miền Đông Nam Bộ. Hiện nay, khả năng cung cấp khí của ngành Dầu khí lên 4,4 tỷ m3/năm, thỏa mãn công suất cấp khí cho điện, kích thích mạnh thị trường khí, tạo nhu cầu thúc đẩy việc phát triển các mỏ khí, các công trình hạ tầng của công nghiệp khí. Năm 2003, sản lượng khí vào bờ, khí khô tiêu thụ không đạt mục tiêu đề ra, tuy nhiên cũng tăng rất cao so với năm 2002, đạt 3,04 tỷ m3 khí thiên nhiên và đồng hành được đưa vào bờ, cung cấp cho Điện và các hộ tiêu thụ khác.
Hoạt động dịch vụ dầu khí và sản xuất kinh doanh khác
Năm 2003, hoạt động SXKD ở các lĩnh vực ngoài khai thác dầu và công nghiệp khí tiêp tục tăng trưởng, tăng 31,8% so với năm 2002, chiếm 15,7% doanh số toàn ngành. Trong đó, hoạt động dịch vụ kỹ thuật dầu khí, xây lắp dầu khí, tài chính thương mại bảo hiểm... ước tăng 36% Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí (PTSC) là đơn vị mạnh của ngành, có mức tăng trưởng gần 11%. Các đơn vị hoạt động dịch vụ nhìn chung đều đạt mức doanh số cao hơn năm 2002. lĩnh vực bảo hiểm, tài chính, tư vấn đầu tư xây dựng đạt được sự tăng trưởng cao do có sự cải thiện quan trọng về chất lượng dịch vụ, mở rộng thị trường và do hoạt động chung của ngành tiếp tục phát triển. Hoạt động xây lắp công trình dầu khí biển phục vụ phát triển mỏ mang lại nguồn thu lớn, các đơn vị của Tổng Công ty đặc biệt là Công ty Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí, Vietsopetro đã thắng thầu và tham gia nhiều công trình không chỉ ở khu vực thềm lục địa Việt Nam mà còn thực hiện các công trình của nước ngoài như: mỏ Bạch Hổ, mỏ Rạng Đông của JVPC, Sư Tử đen, PM3... bước đầu xuất khẩu dịch vụ ra thị trường khu vực, khẳng định tiềm năng phát triển rất lớn của hoạt động này. Trong năm 2004, Tổng Công ty sẽ tiếp tục đầu tư, phát triển dịch vụ vận tải dầu thô, dịch vụ khoan dầu khí... đồng thời nghiên cứu dự báo để chọn lựa đầu tư một số loại hình dịch vụ có lợi thế so sánh, có khả năng cạnh tranh cao, mở rộng hoạt động ra bên ngoài, khai thác tốt khả năng liên doanh liên kết với các tổ chức dịch vụ dầu khí nước ngoài.
Các hoạt động xã hội, từ thiện.
Bên cạnh những nỗ lực hoàn thành vượt mức kế hoạch SXKD năm 2003, Tổng Công ty đã tích cực tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện với tinh thần trách nhiệm cao như Chương trình xoá đói giảm nghèo tại 2 tỉnh Quảng Ngãi và Sóc Trăng, năm 2003 đã thực hiện 16,6 tỷ đồng, theo kế hoạch tổng thể 5 năm (từ 1999- 2003) và 60 tỷ đồng cho xây dựng các công trình hạ tầng cơ sở gồm đường giao thông, trường học, nhà tình nghĩa cho các địa phương (năm 2000: 12 tỷ đồng, năm 2001: 15 tỷ đồng, năm 2002: 16,2 tỷ đồng). Tổng Công ty cũng đã vận động các nhà thầu dầu khí thực hiện tài trợ xây dựng trường học, bệnh viện cho một số tỉnh với kinh phí hàng trăm nghìn USD.
Các hoạt động xã hội từ thiện như ủng hộ các tỉnh bị thiên tai, hỗ trợ các đối tượng xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thực hiện với số tiền hàng tỷ đồng. Hoạt động đền ơn đáp nghĩa với nhiều hình thức (trợ cấp nuôi dưỡng, tặng sổ tiết kiệm, xây dựng nhà tình nghĩa, hỗ trợ tặng quà Mẹ Việt Nam anh hùng, thương- bệnh binh) được Tổng Công ty và các đơn vị tham gia tích cực và duy trì thường xuyên.
Những kết quả mà ngành Dầu khí đạt được trong năm qua là đáng khích lệ, góp phần tích cực vào việc phát triển kinh tế chung của cả nước. Với nhịp độ đó, năm 2004, tin tưởng rằng, ngành Dầu khí sẽ thực hiện thành công mục tiêu khai thác 23,24 triệu tấn dầu quy đổi, tăng 3,7 triệu tấn so với năm 2003.
Sản xuất kinh doanh tiếp tục phát triển toàn diện
TCCT
Năm 2003 là năm bản lề của kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2001-2005, bên cạnh những nhân tố thuận lợi, cũng xuất hiện nhiều khó khăn thách thức mới đối với ngành Dỗu khí Việt Nam. Mặc dù vậy, Tổng