Vạn Phúc và ước mơ về một trung tâm mốt

“Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát; Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông”. Vâng, lụa Hà Đông của làng Vạn Phúc dệt ra không chỉ làm mát lòng người mặc mà còn khiến không ít tài tử mát mắt như thế đấy. Người làn

Thuở không sống bằng lụa

Tương truyền, bà tổ làng Lụa Vạn Phúc vốn người Hàng Châu (Trung Quốc) theo chồng chinh chiến Bắc Nam, rồi neo lại làng này. Nỗi nhớ quê hương da diết của bà trút hết vào nghề tầm tang, canh cửi nơi dòng Nhuệ giang êm đềm tha thiết. Ngày nối ngày, đời trải đời và nghề dệt trở thành “truyền thống” của làng Vạn Phúc.

Đến Vạn Phúc những ngày này không khỏi mừng vui vì tiếng máy dệt rộn ràng khắp chốn và những cửa hàng bán lụa rực rỡ sắc màu, tấp nập bán mua. Có lẽ, đây là thời điểm “hưng thịnh” của làng Vạn Phúc vì nhà nhà dệt lụa, người người bán lụa với những con phố bán lụa mới mở cứ dài ra mãi. Nhưng không vì thế mà người làng lụa quên thuở “hàn vi”. Chị Q. nhớ lại, ngày xưa gái làng lụa chỉ lo nếu không lấy được chồng làm ruộng thì không có gạo để ăn. Chúng tôi chỉ quen với nhuộm tơ, se sợi, dệt vải nên chẳng thạo nghề nông. Tôi cũng vậy, lấy được ông xã cùng làng nhưng chuyên nghề nông nên cũng yên tâm. Bởi vì thời đó, chúng tôi đi làm cho hợp tác xã, ăn lương theo công điểm, đong gạo theo tiêu chuẩn, chủ yếu là cơm độn, chẳng mấy khi có gạo trắng mà ăn. Hồi đó, hợp tác xã cũng không dệt lụa mà chủ yếu dệt thảm đay, thảm len xuất khẩu sang Liên Xô, Đông Âu. Đến khi không còn hợp tác xã, hết thị trường, người làng lụa ngơ ngác, canh cửi bỏ không, người đi buôn, kẻ làm ruộng, tưởng như mất cả nghề. Rồi cơ chế thị trường đến, người làng lụa mới như sống lại và nghề dệt hồi sinh.

 

 Và “¦ớc mơ lớn” ...

¦ớc mơ biến ngôi làng hiền hòa, nhỏ bé này thành một “trung tâm mốt” không phải là không có cơ sở. Trước hết, Vạn Phúc là nơi dệt ra lụa, một loại chất liệu nằm trong Top những chất liệu được yêu thích trong vài năm gần đây. Ngoài ra, Vạn Phúc còn ở rất gần Hà Nội, nơi tập trung lượng tiêu thụ hàng hóa, nhất là hàng dệt may lớn nhất miền Bắc. Và Hà Nội còn là một trong những nơi đi đầu về lĩnh vực mốt. Đặc biệt, xu thế thích sử dụng những trang phục làm bằng chất liệu truyền thống đang lên ngôi. Nguồn nguyên liệu sẵn có, thị trường tiêu thụ lớn, xu thế hợp thời... Đây chính là những thuận lợi cơ bản để Vạn Phúc có thể trở thành một “trung tâm mốt” song trên thực tế, đó vẫn chỉ mà ước mơ mà thôi.

Chủ cửa hàng Thảo sikl cho biết, người làng lụa chúng tôi cũng muốn biến Vạn Phúc thành “trung tâm mốt” lắm chứ nhưng thực tế là chúng tôi không có designer (người thiết kế). Không có người thiết kế thì chẳng làm được gì cả. Chúng tôi cũng đều đặn xuất hàng sang Hà Lan, Canada, Nhật Bản hay một số nước châu Âu nhưng chủ yếu là hàng gia công với số lượng rất nhỏ. Còn khách du lịch cũng chủ yếu mua vải về may chứ không mấy khi mua đồ may sẵn. Vạn Phúc chỉ có mỗi lợi thế là giá rẻ, còn mẫu mã, chất lượng không đồng đều nên ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và thương hiệu. Ngoài ra, Vạn Phúc “đất chật, người đông”, chúng tôi có muốn mở rộng mặt bằng để sản xuất, kinh doanh cũng rất khó. Tất cả điều đó cứ níu Vạn Phúc trong cái khuôn “làng nghề” đã được định sẵn từ bao đời nay.

Đó chỉ là những lý do “nói được”, còn sâu xa có bao “điều khó nói”. Đó là thói quen sản xuất “nhỏ” cứ buộc người ta quẩn quanh với mỗi cái máy dệt, không thể mơ xa hơn. Rồi quan niệm “ăn xổi ở thì”, “mạnh ai nấy phất”, khiến Vạn Phúc trở nên manh mún hơn. Quan trọng hơn, Vạn Phúc đang thiếu một tổ chức có uy tín, đủ mạnh để tập hợp những người dệt lụa đi theo một lộ trình chung, cùng xây dựng thương hiệu “lụa Hà Đông” và biến Vạn Phúc trở thành một “trung tâm mốt” trong tương lai. 

  • Tags: