Thị trường hàng may mặc Nhật Bản

Nhật Bản là một trong những thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam, chiếm tới 1/3 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam về mặt hàng này. Nhật Bản không áp dụng những quy định về hạn c

1. Xu hướng nhập khẩu
Năm 1992, sản xuất hàng may mặc của Nhật Bản đã giảm mạnh do xu hướng chuyển dịch sản xuất sang các nước khác để giảm chi phí. Nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc tăng mạnh cùng với việc chuyển dịch sản xuất sang các nước này. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã trở thành hướng thu hút chuyển dịch sản xuất chủ yếu với các ưu thế về chi phí lao động và nguồn nguyên liệu dồi dào, cũng như khả năng cải tiến công nghệ nhanh và Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản .
Năm 2000, Nhật Bản nhập khẩu hàng may mặc đạt mức cao nhất về lượng với 5,5 tỷ sản phẩm và về trị giá, năm 2001 với 2,1884 ngàn tỷ JPY. Tuy nhiên, trong năm 2002, nhập khẩu hàng may mặc đã giảm xuống, chỉ còn 5,04 tỷ sản phẩm, đạt trị giá 2,717 ngàn tỷ JPY, giảm 5,3% so với năm 2001.
Trung Quốc là nước đứng đầu về xuất khẩu hàng may mặc sang Nhật Bản với tỷ trọng 80,5% về hàng dệt kim và 79,1% về hàng dệt thoi trong tổng kim ngạch nhập khẩu năm 2002 của Nhật Bản. Xét về lượng, Trung Quốc chiếm tương ứng 85,2% và 88,0%. Không chỉ là nước đứng đầu về thu hút đầu tư của các nhà sản xuất hàng may mặc Nhật Bản, Trung Quốc còn là điểm thu hút đầu tư của nhiều nhà sản xuất hàng may mặc châu Âu và  Hoa Kỳ. Nhiều sản phẩm của các nhà đầu tư này được xuất khẩu trực tiếp sang Nhật Bản. Trong khi thị phần hàng may mặc của Trung Quốc tăng nhanh trên thị trường Nhật Bản, thị phần hàng may mặc của Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông và các nước ASEAN có xu hướng giảm.
Tuy thị phần hàng may mặc của Italia và các nước EU cũng như của Hoa Kỳ có xu hướng giảm, nhưng những nước này vẫn chiếm lĩnh một phân đoạn thị trường riêng biệt với các sản phẩm may mặc cao cấp và các sản phẩm sản xuất theo đơn đặt hàng.
Về sản phẩm, Trung Quốc chiếm 85% kim ngạch nhập khẩu bộ complê nam, đồ lót nam, pyjama và trang phục trẻ em. Trung Quốc cũng chiếm khoảng 70% kim ngạch nhập khẩu blouse và găng tay nữ. Hàn Quốc và EU chiếm 12% kim ngạch nhập khẩu áo blouse, trong khi Malaixia chiếm 17,7% kim ngạch nhập khẩu găng tay. Anh, Italia và các nước EU khác chiếm khoảng 15,1% kim ngạch nhập khẩu phụ trang dệt kim.
2. Các quy định về nhập khẩu hàng may mặc vào thị trường Nhật Bản:
2.1. Quy định liên quan đến khâu nhập khẩu:
Nhật Bản không áp dụng các quy định hạn chế nhập khẩu đối với hàng may mặc. Tuy nhiên, những sản phẩm may mặc có các chi tiết bằng da lông thú nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản sẽ phải tuân thủ các quy định của Luật Ngoại thương, tuân thủ các điều khoản của Hiệp ước Washinhton (CITES - Hiệp ước quốc tế về bảo vệ động thực vật hoang dã). Các sản phẩm may mặc và phụ liệu bằng tơ tằm nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc cũng phải tuân thủ các quy định riêng biệt về nhập khẩu tơ tằm có xuất xứ từ các nước này. Các quy định chi tiết có thể tham khảo tại Vụ Cấp giấy phép, Cục Hợp tác kinh tế & Thương mại, Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản.
Luật Hải quan Nhật Bản cũng nghiêm cấm nhập khẩu các sản phẩm may mặc vi phạm luật bản quyền, thương hiệu và mẫu mã thiết kế, bao gồm cả các loại hàng nhái theo mẫu của các nhà thiết kế nổi tiếng hay của các thương hiệu nổi tiếng, sẽ không được nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản. Các loại hàng may mặc này có thể bị trả lại hoặc huỷ bỏ, nếu nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.
2.2. Các quy định liên quan đến lưu thông hàng nhập khẩu :
Sản phẩm may mặc lưu thông trên thị trường Nhật Bản phải tuân thủ các quy định của Luật Nhãn mác hàng tiêu dùng, Luật Kiểm soát các chất có hại trong hàng tiêu dùng, Luật Cấm đưa những thông tin sai lệch trong quảng cáo, các quy định của Luật Bao gói và tái sử dụng bao bì cũng như Luật về Khuyến khích sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên.
 Luật Kiểm soát các chất có hại trong hàng tiêu dùng quy định danh mục và hàm lượng các chất có thể gây hại cho da khi tiếp xúc với sản phẩm may mặc (trong đó có formalin và dieldrin). Các sản phẩm dệt có hàm lượng formalin75 ppm hoặc lớn hơn, sẽ không được lưu thông trên thị trường Nhật Bản.
Luật cấm đưa những thông tin sai lệch trong quảng cáo bao gồm cả những quy định về xuất xứ hàng may mặc. Những sản phẩm ghi sai xuất xứ cũng như nhãn mác sẽ bị cấm nhập khẩu vào thị trường Nhật Bản.

  • Tags: