Đức – Thị trường lớn của hàng dệt may thế giới

Hiện nay Đức là một nước thành viên chủ chốt và có nền kinh tế đứng đầu trong khối EU. Kể từ năm 1990 nước Đức thống nhất với tổng diện tích gần 357.111km2 và dân số hơn 82 triệu người, trở thành thị

Bản thân nước Đức, với truyền thống sản xuất công nghiệp hiện đại, từng là một nước sản xuất và xuất khẩu lớn về hàng dệt may. Hiện nay, ngành công nghiệp dệt may của Đức đã thu nhỏ lại chỉ còn khoảng 1200 xí nghiệp hầu hết có quy mô vừa và nhỏ, với lực lượng lao động khoảng 120.000 người làm việc trong ngành dệt may.

Theo thông tin từ Bộ Kinh tế và Công nghệ Liên bang Đức, ngành công nghiệp dệt vải chiếm tới trên 50% tổng sản lượng hàng dệt – may sản xuất trong nước và là một trong các nước xuất khẩu hàng dệt lớn, chiếm 43% khối lượng vải dẹt xuất khẩu của thế giới năm 2010. Trong khi đó, Đức cũng là nước nhập khẩu vải lớn thứ hai thế giới sau Mỹ và từ những năm 1980 đã trở thành thị trường hấp dẫn đối với các nước xuất khẩu vải.

Năm 2010, nhập khẩu hàng dệt may của Đức đạt 33 tỷ Euro (khoảng 46 tỷ USD) và xuất khẩu hàng dệt may gồm khoảng 41% quần áo và 59% hàng vải dệt. Các nước xuất khẩu hàng dệt – may lớn nhất vào Đức là Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Italy. Hiện nay tại Đức thương mại điện tử (E-commerce) đã trở nên phổ biến và chiếm khoảng 15% tổng doanh số bán quần áo.

Tiếp cận thị trường 

Mặc dù đã là thị trường nhập khẩu hàng dệt may lớn thứ hai trên thế giới, lớn nhất khối EU và kinh tế Đức bị ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhưng nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may tại Đức vẫn tiếp tục tăng lên trong những năm qua, chủ yếu do sức mua của người dân trong nước vẫn ổn định. Đây thực sự là cơ hội tốt cho các nước xuất khẩu hàng dệt may để mở rộng thị trường tại Đức.

Các sản phẩm dệt may nhập khẩu vào Đức trước hết phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn và điều kiện thương mại chung của EU. Ngoài ra, để thành công trong việc tiếp cận thị trường khó tính này, các nhà xuất khẩu nước ngoài cần tìm hiểu đầy đủ thông tin về thị trường, thị hiếu thời trang và chuẩn bị tốt hàng hóa đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật, nhãn hiệu, quy định về nhập khẩu, các yêu cầu về chứng chỉ riêng đối với sản phẩm dệt may và cần tìm hiểu các kênh phân phối hàng dệt may tại Đức.

Tiêu chuẩn: Tại Đức, có Ủy ban tiêu chuẩn sản phẩm và Thiết bị Dệt may (Textilnorm) là cơ quan lập ra các tiêu chuẩn kỹ thuật của Đức (DIN) đối với các sản phẩm vải dệt, quần áo và thiết bị dệt, may. Trong đó có các bộ tiêu chuẩn khác nhau về quy định kích cỡ, tính năng kỹ thuật, thử nghiệm kỹ thuật của ngành công nghiệp dệt may. Các nhà xuất khẩu nước ngoài phải tìm hiểu đầy đủ và đảm bảo là sản phẩm của họ phù hợp với các tiêu chuẩn của Đức.

Nhãn mác: Luật về nhãn mác của Đức là cơ sở để thực hiện việc ghi nhãn mác cho sản phẩm dệt may. Tất cả các sản phẩm dệt may được sản xuất tại Đức, hay nhập khẩu vào bán tại Đức đều phải có nhãn mác ghi thành phần nguyên, vật liệu sản xuất. Luật quy định mọi sản phẩm dệt may chỉ được bán tại Đức nếu có nhãn mác ghi đầy đủ quy cách và thành phần sợi dệt vải, các hướng dẫn giặt, là và kích cỡ sản phẩm (quần áo, vải) phù hợp theo quy định. Luật về Nhãn mác dệt may của Đức được thực thi hài hòa với thông tư hướng dẫn ghi nhãn mác của EU số 96/74E, nhằm đảm bảo việc ghi thành phần sợi dệt vải và các yêu cầu khác trên nhãn mác phù hợp với các quy định chung của EU. Các ký hiệu không bắt buộc khác có thể được ghi trên nhãn mác. Hiệp hội Nhãn mác Dệt may Đức (Ginetex) đã xác định một hệ thống các ký hiệu, yêu cầu có thể ghi trên nhãn mác hàng dệt may. Các ký hiệu ghi trên nhãn mác dệt may nhằm cung cấp cho các nhà xuất khẩu nước ngoài, các nhà nhập khẩu, cửa hàng bán lẻ và người tiêu dùng những thông tin chính xác trong sử dụng sản phẩm dệt may.

Một số quy định về nhập khẩu hàng dệt may 

Để nhập khẩu hàng dệt may vào Đức, các nhà xuất khẩu cần phải có chứng chỉ xuất xứ (C/O). Sản phẩm dệt may nhập khẩu từ các nước không có quan hệ song phương với EU sẽ phải xin giấy phép nhập khẩu để hàng hóa có thể được làm thủ tục hải quan vào Đức. Giấy phép nhập khẩu này có thể xin tại Văn phòng Liên bang về kinh tế và kiểm soát nhập khẩu của Đức (BAFA).

Để biết mức thuế nhập khẩu sản phẩm dệt may vào Đức, nhà nhập khẩu có thể tìm trong Biểu thuế nhập khẩu của Cộng đồng châu Âu (TARIC), trong đó quy định các mức thuế nhập khẩu áp dụng chung cho cả khối EU. Cơ quan hải quan Đức cũng có hệ thống biểu thuế điện tử (Electronic Customs Tariff (EZT) bằng tiếng Đức, bao gồm thông tin chung về thuế của EU như trong TARIC, ngoài ra còn có thông tin về một số khoản thuế riêng của Đức, như thuế doanh thu phí… EZT cũng cung cấp thông tin về các chứng chỉ mà nhà nhập khẩu hàng dệt may cần phải xuất trình khi làm thủ tục hải quan tại các cửa khẩu của Đức.

Chứng chỉ chất lượng được sử dụng và biết đến nhiều nhất đối với hàng dệt may tại Đức và khối EU là Oeko-Tex Standard 100. Đây là một chứng chỉ không bắt buộc đối với hàng dệt may, nhưng được dùng để xác nhận với người tiêu dùng là sản phẩm không có chứa chất độc hại. Tại tất cả các công đoạn sản xuất, từ nguyên phụ liệu, bán thành phẩm tới sản phẩm cuối cùng đều phải được thử nghiệm và cần được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn quy định.

European Ecolabel – là biểu tượng về môi trường của châu Âu và không bắt buộc phải có, nhưng đây là một nhãn mác “sinh học” dành cho các sản phẩm có thể tái sử dụng theo các quy định nghiêm ngặt về bảo vệ môi trường tại châu Âu. Sản phẩm được gắn nhãn mác này phải qua một quy trình kiểm tra và chứng nhận, nhất là đối với các sản phẩm hữu cơ, trong đó có các sản phẩm dệt may, do các tổ chức độc lập có thẩm quyền xét duyệt và cấp phép trên phạm vi cả nước.

Các kênh phân phối 

Cách thức thâm nhập thị trường hàng dệt may của Đức hiệu quả nhất và chi phí thấp nhất là thuê một đại lý bán hàng hoặc một đại diện. Đại lý thường được trả theo phần trăm hoa hồng và được chuyên môn hóa với từng sản phẩm. Các đại diện được trả lương và thường có tính chất thay mặt nhà xuất khẩu. Tại Đức có Hiệp hội Quốc gia các đại lý phân phối (CDH), các nhà xuất khẩu nước ngoài có thể liên hệ để hỏi thuê đại lý.

Một kênh khác là thâm nhập hàng hóa thông qua các nhà nhập khẩu hay các công ty bán buôn hàng dệt may ở Đức. Các công ty bán buôn/ nhà nhập khẩu này thường là những người có hiểu biết sâu sắc về từng sản phẩm và nhóm sản phẩm dệt may. Họ sẽ có trách nhiệm lo mọi thủ tục, giấy tờ cần thiết, lưu kho bãi khi hàng đến cảng, phân phối hàng và các việc liên quan đến việc nhập khẩu lô hàng dệt may vào Đức.

Các nhà sản xuất nhỏ ở nước ngoài cũng có thể bán sản phẩm qua các trung tâm mua bán ở Đức. Các trung tâm này có kho hàng và có các chuyên gia hiểu biết sâu về thị trường có thể giúp bán sản phẩm vào Đức qua việc gom các nhu cầu nhỏ thành đơn hàng nhập khẩu khối lượng lớn, tăng được khả năng cạnh tranh.

Việc mua bán, đặt hàng điện thoại qua catalogue cũng là hình thức phổ biến tại Đức. Đặc biệt hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện, việc mua bán quần áo và các sản phẩm dệt trực tuyến qua internet đã phát triển rất nhanh tại Đức.

Các cơ quan hỗ trợ thương mại 

Tại Đức có nhiều cơ quan hỗ trợ các nhà xuất khẩu nước ngoài thâm nhập thị trường và thiết lập hệ thống tiêu thụ hàng tại Đức. Đối với hàng dệt may có các tổ chức quan trọng sau:

Tổ chức xúc tiến hàng dệt may và thời trang Đức (Gasamtextil) – là tổ chức lớn tập hợp các tổ chức và hiệp hội ngành hàng tại các địa phương. Các nhà nhập khẩu quan tâm có thể hỏi thông tin về các doanh nghiệp thành viên trên phạm vi liên bang và về các hiệp hội, tổ chức liên quan đến dệt may trong phạm vi khối EU.

Hiệp hội các nhà bán lẻ Đức (The Institute of German Textile Retail Traders (BTE) – có thể cung cấp các thông tin đầy đủ về các công ty bán lẻ hàng dệt may tại Đức. BTE phát hành “Cẩm nang về bán lẻ hàng dệt may tại Đức” cung cấp các thông tin liên quan đến 85% các công ty bán lẻ dệt may tại Đức.

Liên đoàn Các trung tâm mua – bán và tiếp thị bán hàng tại Đức (The Marketing Federation of Buying and Marketing Groups (ZGV) là tổ chức hỗ trợ các công ty thương mại và dịch vụ vừa và nhỏ tại Đức. ZGV có 220.000 công ty thành viên và 320 hợp tác xã mua bán.

  • Tags: