Được tăng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba - Người được cấp 12 bằng lao động sáng tạo

Công ty Than Cọc Sáu - Đơn vị luôn dẫn đầu phong trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở vùng than. Bình quân mỗi năm, Công ty Than Cọc Sáu có trên dưới 500 sáng kiến cải tiến kỹ thuật, làm lợi h

Sinh ra ở tỉnh Hà Tĩnh - quê hương có truyền thống cách mạng, năm 1973, sau khi tốt nghiệp Trường Trung học Cơ khí II, Bộ Cơ khí - Luyện kim, anh thanh niên 20 tuổi Phạm Văn Nhỏ về công tác  tại vùng than Cẩm Phả. Do yêu nghề, có sức khoẻ, anh nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị vận tải mỏ. Sau hơn 1 năm trực tiếp làm thợ, anh đã vận dụng sáng tạo các kiến thức đã học ở trường vào thực tế và giải quyết nhanh các "Pan" hư hỏng của xe, anh được điều về làm kỹ thuật viên tại phòng kỹ thuật. Do làm việc năng động sáng tạo, hơn 3 năm sau, anh được đề bạt làm đội phó  kỹ thuật đội xe. Năm 1986 đến 1997, anh giữ chức vụ Trưởng phòng kỹ thuật Vận tải, mỏ than Cọc Sáu. Từ năm 1998 đến nay, là giám đốc Cơ điện - Vận tải. Công ty Than Cọc Sáu là đơn vị khai thác than lộ thiên lớn nhất ngành Than, diện tích khai thác rộng 235 ha, khai trường khai thác than giống như một chiếc chảo khổng lồ, độ rủi ro lớn hơn nhiều so với các mỏ khai thác than lộ thiên khác. Công ty quản lý và sử dụng 18 máy xúc ' KG, 4 máy xúc thủy lực gầu ngược, 6 máy khoan xoay cầu, trên 200 xe ô tô có tải trọng từ 12-42 tấn, trên 40 xe gạt, 5 xe hệ  thống băng sàng, hệ thống phà bơm nước moong có công suất 1250m3/h, mỗi năm bơm trên dưới 8 triệu m3 nước từ lòng moong đổ ra biển, ngoài ra, còn có hàng trăm loại thiết bị cơ điện khác. Các thiết bị hầu hết do các nước tiên tiến trên thế giới như: Mỹ, Liên Xô (cũ) chế tạo. Các thiết bị đều có giá trị lớn, đơn cử như xe ô tô tải trọng lớn giá từ 2 -:- 5 tỷ đồng. Trọng trách anh được giao vào đúng thời điểm nền kinh tế của đất nước chuyển từ chế độ bao cấp sang cơ chế thị trường. Các thiết bị mới bổ sung không đáng kể, phần lớn các máy xúc xếp loại C hoặc đến thời kỳ thanh lý, các xe ô tô hầu hết đã qua 2-4 lần trung tu hoặc đã hết khấu hao. Tình trạng thiết bị ngày càng xuống cấp, điều kiện khai thác ngày càng khó khăn trong khi Công ty phải tổ chức bóc xúc đất đá ở độ cao trên 300m so với mực nước biển để mở rộng khai trường, ổn định bờ mỏ, vừa phải lấy than ở độ sâu âm 100m  trở xuống. Do khai thác than xuống sâu, cung độ vận chuyển kéo dài, độ cao nâng tải càng lớn, dẫn đến chi phí ngày càng tăng. Chỉ sơ qua vài số liệu trên mới thấy sự phức tạp và giá trị to lớn trong công tác quản lý và điều hành của ngành cơ điện mỏ. Trong những thời điểm cam go nhất, anh đã cùng các đồng chí lãnh đạo Công ty đề ra nhiều chủ trương, biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh, đảm bảo việc làm, ổn định đời sống cho CNVC.

Để hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo sản xuất - kinh doanh có hiệu quả, anh đã đề xuất và xây dựng được quy chế sử dụng và vận hành thiết bị phù hợp với điều kiện khai thác của mỏ, bố trí sản xuất hợp lý, khai thác tối đa năng lực thiết bị ở từng ca sản xuất, tăng cường tự sửa chữa xe máy, nâng cao  được năng lực sản xuất. Đặc biệt, anh luôn dẫn đầu phong  trào phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, khắc phục được tình trạng thiết bị hư hỏng, luôn đạt hệ số sử dụng thiết bị cao, nâng cao giờ xe hữu ích và kéo dài được tuổi thọ của các thiết bị khai thác và vận tải mỏ. Để tạo việc làm cho CNVC, giảm chi phí sản xuất, nâng cao tay nghề cho đội ngũ CNKT và chủ động trong sản xuất, anh đã lập phương án sửa chữa lớn và tổ chức trung tu các loại thiết bị tại mỏ, hạn chế thuê ngoài. Mấy năm trở lại đây, bình quân mỗi tháng, Công ty tự trung tu được 6-7 máy xúc, 20 xe ô tô và 10 cụm động cơ xe máy các loại. Thời gian sửa chữa mỗi xe giảm từ 15-20 ngày, giá thành hạ hơn thuê ngoài 10-15%, tiến độ sửa chữa nhanh hơn, chế độ trách nhiệm nâng cao hơn. Anh đã kết hợp sáng tạo giữa việc tổ chức sản xuất với việc bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho CNKT, mỗi năm có 300-400 người được thi nâng bậc. Nhiều thợ máy, thợ hàn được chuyên gia bảo hành nước ngoài như Nhật, Nga đánh giá cao về sự hiểu biết nhạy bén trong quá trình sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị và có tay nghề giỏi. Hội thi thợ giỏi năm 2001. Vừa qua của Tổng Công ty Than Việt Nam, Cọc Sáu được tặng cờ, đơn vị đoạt giải Nhì (Hai năm tổ chức một lần). Do sử dụng có hiệu quả đội ngũ CNKT nên đã giải quyết kịp thời các sự cố kỹ thuật, các công trình khó, đảm bảo đủ năng lực thiết bị phục vụ cho sản xuất. Kết thúc năm 2002, Công ty Than Cọc Sáu đã bóc xúc được 9.129.000m3 đất đá, khai thác 1.755.000 tấn than, tiêu thụ 1.924.400 tấn than. So với năm 2001, bóc xúc đất đá tăng 30%, than tiêu thụ tăng 20,5%, hệ số bóc đất tăng 13,5%. Quý I năm 2003, Công ty đã bóc xúc 2.811.540m3 đất đá, khai thác 715.790 tấn than, tiêu thụ 543.221 tấn than các loại. Đặc biệt trong chiến dịch hạ  moong, Công ty đã bóc xúc 1 triệu m3 đất đá, khai thác 1 triệu tấn than, nạo vét 55.000m3 bùn, mức khai thác đạt tới mức âm 135m (so với mức nước biển), được Tổng giám đốc Tổng Công ty Than Việt Nam tặng bằng khen. Đây là kết quả sản xuất - kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất trong suốt 42 năm xây dựng  và phát triển của Công ty. Đó là thành tích chung của toàn thể CBCN, trong đó có sự đóng góp đáng kể của anh.

Do có nhiều thành tích xuất sắc trong lao động sản xuất và công tác, từ năm 1986 đến nay, anh liên tục được Đại hội đại biểu các khoá của Đảng bộ Công ty bầu vào BCH Đảng uỷ. Từ năm 1997 đến nay, được BCH Đảng uỷ Công ty bầu vào ban thường vụ. Đại hội CNVC hàng năm, anh đều đạt được số phiếu tín nhiệm cao. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào, anh cũng luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ  được giao, liên tục được tập thể suy tôn là chiến sỹ thi đua cơ sở Công ty, của ngành Than và Bộ Công nghiệp. Năm 2001, anh vinh dự được Nhà nước tặng thưởng Huân chương lao động Hạng Ba./.

  • Tags: