Những biện pháp phát triển công nghiệp Thủ đô năm 2004

Cùng với ngành Công nghiệp cả nước, có thể nói năm 2003 là năm khá thành công đối với ngành Công nghiệp Thủ đô. GTSXCN trên địa bàn đạt trên 30.537 tỷ đồng, tăng 24,6% so với cùng kỳ và cũng chính là

Riêng đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trực thuộc Sở Công nghiệp quản lý, năm 2003, GTSXCN ước đạt trên 2.194 tỷ đồng, bằng 110,69% kế hoạch, tăng 29,72% so với cùng kỳ. Trong đó, một số ngành có GTSX tăng cao như, sản xuất xe đạp - xe máy tăng 65,48%, chế tạo máy móc thiết bị tăng 40,44%, sản xuất các sản phẩm từ cao su và nhựa tăng 36, 63%, sản xuất thực phẩm và đồ uống tăng 26,25%...đã góp phần đưa giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trực thuộc Sở đạt gần 58 triệu USD. Những năm trước đây, do không chủ động được nguồn nguyên liệu và do quản lý kém, làm cho chi phí phát sinh tăng cao, nên sản xuất- kinh doanh của các doanh nghiệp trong Ngành thường không ổn định, dẫn đến hiệu quả sản xuất chưa cao... thì năm 2003, hiệu quả trong SXKD đã có bước phát triển đáng kể. Thu nhập doanh nghiệp (trước thuế) toàn Sở đạt 35,645 tỷ đồng, bằng 152,17% so với cùng kỳ; tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên doanh thu (không có VAT) tăng 32,52%; vòng quay vốn lưu động bình quân khối DNNN tăng 24,3% và nộp ngân sách Nhà nước 65,589 tỷ đồng, bằng 111,52% so với kế hoạch năm, tăng 10,92%.

Cùng với việc thực hiện tốt công tác SXKD, xác định tầm quan trọng của công tác đầu tư mở rộng sản xuất, trong năm 2003, trên địa bàn toàn Thành phố, Sở đã triển khai 16 dự án đầu tư chuyển tiếp (trong đó, có 9 dự án đã đưa vào sản xuất, lập mới 31 dự án và hạng mục đầu tư và đã có 15 dự án đầu tư được đưa vào khai thác phục vụ sản xuất).

Song song với công tác SXKD, công tác đổi mới sắp xếp lại các DNNN trên địa bàn trong năm qua cũng đã có bước chuyển biến tích cực. Sở Công nghiệp đang tiếp tục triển khai việc sáp nhập Công ty Bi Hà Nội và Công ty Phụ tùng Đông Anh vào Công ty Xích Líp Đông Anh; đồng thời, phối hợp với các sở, ban, ngành của Thành phố thực hiện thí điểm chuyển Công ty Mai Động thành công ty TNHH một thành viên 100% vốn nhà nước.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được trong năm 2003, theo đánh giá của Sở Công nghiệp Hà Nội thì vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục, đó là chất lượng tăng trưởng của các doanh nghiệp sản xuất chưa cao, công tác xúc tiến thương mại còn hạn chế, thị trường truyền thống không ổn định, chi phí sản xuất còn cao, do vậy nhiều sản phẩm làm ra không đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Việc triển khai và khai thác các dự án đầu tư ở một số công ty còn chậm, hiệu quả đầu tư thấp, khả năng thu hồi vốn và trả nợ ngân hàng không đúng kế hoạch. Năng lực thiết kế sản phẩm nhìn chung vẫn còn yếu, nên phần nào làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành Công nghiệp Thủ đô. Ngoài ra, trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ nghiệp vụ, mặc dù trong thời gian gần đây đã có sự chuyển biến, song nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn, nhất là khi Việt Nam nói chung và Thủ đô nói riêng (trong đó có ngành Công nghiệp) đang trong quá trình hội nhập toàn diện vào nền kinh tế toàn cầu.

Vì vậy, để giải quyết những hạn chế trên, góp phần vào sự tăng trưởng của kinh tế Thủ đô trong năm 2004, năm bản lề của việc thực hiện kế hoạch kinh tế 5 năm giai đoạn 2001-2005 và cũng là năm được Thành phố chọn là năm cải cách hành chính- Hiệu quả kinh tế-Môi trường xã hội, Hà Nội đã đề ra các mục tiêu trong phát triển công nghiệp năm 2004, cụ thể: Tốc độ tăng trưởng GTSXCN trên địa bàn phấn đấu tăng từ 16- 17% so với cùng kỳ; nộp ngân sách tăng từ 3- 5% so với kế hoạch thành phố giao; thu nhập của người lao động tăng từ 3- 5% so với năm trước.

Để hoàn thành xuất sắc các mục tiêu đã đề ra, trong năm 2004, Sở Công nghiệp Hà Nội đã đề ra một số giải pháp cơ bản sau.

1. Chỉ đạo các doanh nghiệp phải rà soát lại chiến lược phát triển của mình, để điều chỉnh hoặc xây dựng mới chiến lược sản phẩm theo hướng tập trung ưu tiên đầu tư phát triển các mặt hàng chủ lực của Thành phố có hàm lượng KH&CN cao, các mặt hàng có khả năng cạnh tranh và có thị trường tiêu thụ; ưu tiên các mặt hàng xuất khẩu có nguồn nguyên liệu trong nước... đồng thời tập trung nguồn lực đẩy mạnh tiến độ thực hiện các dự án khả thi, nhất là các dự án phải hoàn thành trong năm 2004. Ngoài ra, cần tiếp tục nghiên cứu, xúc tiến đầu tư phát triển, nhất là đầu tư đổi mới công nghệ trong điều kiện cụ thể, cần chọn khâu hoặc bộ phận trọng yếu của dây chuyền sản xuất để đầu tư mang tính đột phá, đi thẳng vào công nghệ hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất.

2. Coi trọng hơn nữa công tác xúc tiến thương mại để mở rộng thị trường mới. Riêng đối với thị trường trong nước, tiếp tục mở rộng các hình thức đại lý, các trung tâm bán buôn bán để tăng cường khả năng giao dịch và lưu thông hàng hoá; coi trọng thị trường truyền thống... cũng như chuyển mạnh từ xuất khẩu thô, gia công như hiện nay sang xuất khẩu qua chế biến, để nâng cao giá trị tăng thêm và tạo thêm nhiều loại hàng hoá mới mang thương hiệu Việt Nam.

3. Tăng cuờng công tác quản lý và sắp xếp lại bộ máy điều hành sản xuất và quản lý theo hướng tinh giản, chất lượng và hiệu quả; có giải pháp khai thác tiềm năng sáng tạo của đội ngũ người lao động, gắn trách nhiệm với quyền lợi, đánh giá các giải pháp giảm chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm.

4. Tiếp tục triển khai thực hiện tốt hơn kế hoạch sắp xếp lại DNNN theo quyết định 86/CP của Chính phủ, nhằm tạo động lực phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh và tính chủ động của doanh nghiệp. Tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch, kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp. Cân đối lực lượng cán bộ có trình độ đại học, trên đại học với lực lượng kỹ thuật trực tiếp tham gia sản xuất và công nhân có tay nghề cao. Nhanh chóng bổ sung đủ lực lượng kỹ thuật có trình độ chuyên môn tin học, ngoại ngữ và lực lượng cán bộ làm công tác thị trường có trình độ ngoại thương, luật, kinh tế... để có thể đủ kiến thức và kinh nghiệm, nhằm đáp ứng các yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.

  • Tags: