An toàn lao động trong ngành công nghiệp: Một năm nhìn lại

Trước hết xin nói về tai nạn lao động. Nếu như ngành Công nghiệp có tỷ lệ tăng trưởng cao nhât sau nhiều năm trở lại đây (16,1%), thì cũng sau nhiều năm tỷ lệ tai nạn lao động đã giảm tới mức thấp

Một số đơn vị chưa thực sự quan tâm đến công tác đào tạo, huấn luyện cho cán bộ chủ chốt, nhiều doanh nghiệp còn lúng túng trong việc đề ra chương trình. Việc quản lý các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn chưa nghiêm túc, nhưng chưa có chế tài xử phạt. Vệ sinh công nghiệp và môi trường lao động do Công nghệ – thiết bị lạc hậu còn phổ biến nhưng một số đơn vị chưa chủ động có kế hoạch và biện pháp tích cực áp dụng các công nghệ sạch hơn để đầu tư hệ thống xử lý, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân. Việc kiểm tra, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp còn nhiều nơi chưa thực hiện được.
Từ các bức xúc nêu trên, Bộ Công nghiệp đã chọn năm 2003 là Năm An toàn Công nghiệp (NATCN 2003) nhằm nâng cao một bước về nhận thức, ý thức trách nhiệm của người sử dụng lao động và người lao động, chấp hành đúng các Quy định Pháp luật về BHLĐ, đảm bảo AT – VSLĐ - PCCN, phòng ngừa các sự cố máy móc, thiết bị, TNLĐ và bệnh nghề nghiệp, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khoẻ lao động, bảo vệ tài sản Nhà nước và tài sản công dân, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra để ngăn chặn và giảm TNLĐ, sự cố thiết bị, cháy nổ, nhất là TNLĐ chết người trong toàn ngành CN, tạo một bước chuyển cơ bản của công tác AT – VSLĐ - PCCN trong năm 2003 và những năm tiếp theo.
Năm 2003 Tại các doanh nghiệp thuộc ngành Công nghiệp đã để xảy ra 1198 vụ TNLĐ, trong đó có 35 vụ TNLĐ chết người, làm chết 36 người.
- Tổng số vụ TNLĐ giảm 210 vụ (giảm 14,92%)
 -  Số vụ TNLĐ chết người giảm 10 vụ (giảm 22,22%)
 -  Số người chết vì TNLĐ giảm 18 vụ (giảm 43,75%)
- Đặc biệt không có vụ TNLĐ nào ngiêm trọng như năm 2002.
Năm 2003 cũng là năm có tổng số vụ TNLĐ nói chung cũng như số người chết do TNLĐ thấp nhất trong năm năm gần đây (1999 - 2003).
Không có thành công nào tự nhiên mà có, sự gặt hái thành công phải có công chăm lo từ lúc gieo hạt. Đối với năm an toàn công nghiệp 2003 chúng ta đã tập trung cao độ để làm được một số công việc trọng tâm:
1. Củng cố tổ chức, ban hành kịp thời các văn bản pháp luật
Trước hết Bộ đã củng cố lại Ban chỉ đạo (BCĐ) cơ cấu tổ chức của BCĐ của Bộ Công nghiệp với 20 thành viên, trong đó thành phần BCĐ được mở rộng thêm những ngành trọng điểm như Than, Điện lực, Thuốc lá, Hoá chất, Dệt - May…  tạo điều kiện thuận lợi hơn trong chỉ đạo chung. Thường trực BCĐ là Cục Kỹ thuật an toàn công nghiệp (Cục KTATCN), có chức năng làm đầu mối giúp Ban Chỉ đạo đã theo dõi, cập nhật, đôn đốc hướng dẫn các cơ sở để triển khai thực hiện NATCN2003 trong suốt quá trình thực hiện và báo cáo Bộ trưởng BCN để có những chỉ đạo kịp thời.
Trong năm 2003, Bộ Công nghiệp đã chỉ đạo sửa đổi, soạn thảo trên 30 văn bản quy phạm pháp luật về an toàn điện, giám sát điện năng, an toàn mỏ, an toàn cho các thiết bị - máy móc có yêu cầu an toàn nghiêm ngặt và đặc thù, vật liệu nổ công nghiệp. Các văn bản sau khi ban hành đã được phổ biến đến các Sở Công nghiệp địa phương, các TCty, Công ty, doanh nghiệp... để thực hiện. Theo đánh giá sơ bộ, các văn bản này đã góp phần làm cho công  tác quản lý nhà nước về kỹ thuật an toàn công nghiệp tại cơ sở đạt hiệu quả tốt.
Phát động ‘Năm ATCN 2003 và công bố Chỉ thị số 05/2003/CT-BCN ngày 05/3/2003 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp. Trong đó lưu ý nguyên nhân chủ yếu để xẩy ra tai nạn lao động chết người là do trách nhiệm và ý thức chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động và người lao động còn chưa nghiêm. Tình trạng vi phạm các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật AT-VSLĐ-PCCN còn khá phổ biến. Việc đầu tư điều kiện làm việc và thực hiện các biện pháp phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, chống cháy nổ cũng như công tác quản lý trong nhiều doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm và coi trọng đúng mức; công tác kiểm tra, phát hiện chưa thường xuyên và chưa xử lý nghiêm, kịp thời những vi phạm về an toàn lao động.
Tại các đơn vị được chọn làm trọng điểm: Tổng Công ty Điện lực, Thép,  Than, Thuốc lá, Xây dựng Công nghiệp và ở cả ba Miền Bắc, Trung, Nam. Bộ đã kịp thời tổ chức Lễ tổng kết công tác AT-VSLĐ-PCCN  năm 2001-2002  rút ra những bài học quan trọng để phòng ngừa cho năm 2003, hưởng ứng Tuần lễ Quốc gia (TLQG ) về lần thứ . BCĐ của Bộ đã đôn đốc nhắc nhở các đơn vị kiện toàn BCĐ các cấp, xây dựng Chương trình mục tiêu và kế hoạch hành động về công tác AT-VSLĐ-PCCN trong NATCN2003, có cụ thể hoá từng tháng, quý; trong đó có kế hoạch kiểm tra, chỉ đạo trong cả năm. Các hoạt động hưởng ứng NATCN2003 &TLQG về AT-VSLĐ-PCCN lần thứ V, Kịp thời ra thông báo các đợt sơ kết. Nhắc nhở việc tăng cường an toàn trong sản xuất những tháng cuối năm 2003 như lời cảnh báo về công tác an toàn trong những tháng gấp rút hoàn thành kế hoạch năm của các đơn vị. Kết hợp với công việc yêu cầu các đơn vị tổng kết thi đua khen thưởng về công tác AT-VSLĐ-PCCN trong NATCN 2003, khích lệ tinh thần thi đua giữa các đơn vị.
2. Thực hiện công tác kiểm tra.
Kiểm tra và tự kiểm tra việc chấp hành và xử lý các vi phạm qui trình, qui phạm kỹ thuật an toàn, chế độ chính sách BHLĐ của các đơn vị trong toàn ngành Công nghiệp.
Năm 2003, với ý nghĩa là NATCN, BCĐ của Bộ đã đẩy mạnh công tác kiểm tra toàn diện về AT-VSLĐ-PCCN. Đã tổ chức các đợt kiểm tra toàn diện về AT-VSLĐ-PCCN trong NATCN2003 do Cục KTATCN chủ trì với các thành viên là CĐCNVN, Trung tâm Y tế môI trường lao động, Bộ LĐTBXH, Sở CN, đại diện các TCTy tại trên 70 đơn vị cơ sở của các TCTy Điện, Than, Khoáng sản, Thép, Hoá chất, Dệt may, Thuốc lá,…và một số địa phương như Hà Nội, Hà Nam, Hải Dương, Nghệ An, Thanh Hoá, Nam Định, Hải Phòng, HCM ... Trong kiểm tra đã phát hiện những khâu yếu và yêu cầu cơ sở có biện pháp khắc phục trong thời gian hạn định và báo cáo về Bộ các kết quả thực hiện các kiến nghị của Đoàn kiểm tra. Tuy nhiên, do  nhiều lĩnh vực hoạt động công nghiệp còn thiếu những quy định về xử lý vi phạm nên tác dụng kiểm tra còn bị hạn chế.
Đặc biệt trong NATCN 2003 & thực hiện Chỉ thị 05/2003/CT-BCN của Bộ trưởng, các TCTy — nhất là những TCTy trọng điểm — đã có kế hoạch cụ thể tự kiểm tra, kiểm tra theo tháng, quý, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra chéo, tổng kiểm tra công tác AT-VSLĐ-PCCN. Chỉ tính riêng trong tháng 3/2003 đã có trên 500 đơn vị tổ chức tự kiểm tra về AT-VSLĐ-PCCN. TCTy Than, Điện, Thuốc lá, XDCN,..
Tại những thời điểm bức xúc, Bộ trưởng đã ra Công văn nhắc nhở kịp thời gửi các TCTy, Công ty, các đơn vị thuộc Bộ, các Sở CN (Công văn số 5523/CV-KTAT nhắc nhở việc tăng cường an toàn trong sản xuất những tháng cuối năm 2003 và tiến hành tổng kết thi đua khen thưởng về công tác AT-VSLĐ-PCCN trong NATCN 2003 ).
Qua kiểm tra đã nâng cao một bước ý thức trách nhiệm của các đơn vị trong việc chấp hành đúng các quy định pháp luật về bảo hộ lao động, thực hiện kế hoạch  năm về bảo đảm AT-VSLĐ-PCCN, phòng ngừa sự cố máy móc-thiết bị, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp và trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất về Bộ và đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần giảm số vụ sự cố, tai nạn lao động trong sản xuất công nghiệp trong năm 2003 này.
Kiểm tra, đánh giá định kỳ tình trạng an toàn của dây chuyền công nghệ máy, thiết bị đang vận hành.
Công tác an toàn dự  phòng, an toàn từ xa được thực hiện thông qua việc kiểm định các cơ sở, thiết bị máy móc vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động và các thiết bị có yêu cầu an toàn đặc thù trong ngành công nghiệp do các Trung tâm Kiểm định KTAT Công nghiệp I & II tiến hành.
Trong năm 2003 , các Trung tâm đã kiểm định được một số lượng lớn các thiết bị, đạt từ 94%-121% kế hoạch năm , đảm bảo đúng yêu cầu về thời gian và chất lượng, đúng quy trình, quy phạm, không để xảy ra sai sót, không gây phiền hà cho các cơ sở, không gây ách tắc cho sản xuất.
Kiểm tra việc thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp.
Hầu hết các đơn vị do Bộ Công nghiệp quản lý, hàng năm đều thực hiện đo kiểm tra các yếu tố môi trường lao động, 92%-98% tổng số người lao động đã được khám sức khoẻ định kỳ. Chỉ tính riêng Quý I năm 2003 đã có trên 52.550 người được khám sức khoẻ. Trong NATCN2003, Trung tâm Y tế môi trường lao động đã trực tiếp đo các yếu tố môi trường lao động cho 116 đơn vị với 20.692 mẫu đo (số mẫu không đạt chiếm 20,9%), đề xuất 230 kiến nghị cải thiện điều kiện lao động và trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động, hướng dẫn Lập hồ sơ VSLĐ cho 103 đơn vị trong ngành. Trung tâm cũng đã trực tiếp khám sức khoẻ định kỳ cho 25.753 lượt người. Chỉ số phân loại sức khoẻ cho thấy tình trạng sức khoẻ của người lao động trong ngành Công nghiệp ở mức tương đối khá so với mặt bằng chung, có phần được nâng lên so với năm 2002 ( tỷ lệ sức khoẻ yếu loại IV+V giảm từ 8% xuống còn 5,9%).
Nhìn chung việc thực hiện quản lý vệ sinh lao động, quản lý sức khoẻ người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp trong NATCN 2003 đã có nhiều tiến bộ, góp phần bảo vệ sức khoẻ người lao động, phát triển nguồn nhân lực theo tinh thần của Chỉ thị 05/2003/CT-BCN đề ra.
  3. Công tác huấn luyện về AT - VSLĐ - PCCN:
Thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ CN trong Chỉ thị 05/2003/CT – BCN tất cả các đơn vị cơ sở đã đưa vấn đề huấn luyện an toàn định kỳ vào “ Kế hoạch BHLĐ năm 2003 “. Do vậy, hầu hết đội ngũ công nhân trực tiếp sản xuất đều được huấn luyện định kỳ hàng năm về an toàn ; các cán bộ quản lý được huấn luyện 2 năm 1 lần. Chỉ riêng trong tháng 03/2003 đã có trên 20.400 người được huấn luyện. 

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CHO NĂM 2004.
Năm 2003 chúng ta đã thực hiện tốt trong công tác AT - VSLĐ - PCCN, đặc biết là tai nạn lao động giảm đáng kể. Điều đáng lưu ý là trong khi các ngành được coi là trọng điểm như Than, Điện thì sự cố kỹ thuật, TNLĐ giảm đáng kể (ngành Than số vụ TNLĐ chết người giảm 5 và giảm 20 người, ngành Điện chỉ có TNLĐ tổng số 8 vụ TNLĐ, trong đó 3 vụ chết 3 người, ...), nhưng tại một số đơn vị năm 2001 - 2002 thường rất ít xảy ra TNLĐ thì lại xuất hiện những tai nạn chết người, như Tổng Công ty Thép (4 người), Tổng Công ty Dệt May (2người), Tổng Công ty Máy Động lực - Máy Nông nghiệp (2 người).
- Hoạt động của BCĐ  Năm An toàn Công nghiệp 2003 và TLQG về an toàn - vệ sinh lao động - phòng chống cháy nổ của Bộ Công nghiệp chưa đều tay, nhiều thành viên không tham dự khi triệu tập họp,  triển khai còn chưa đến nơi (các đơn vị cấp dưới SCN, TCty)
- Việc kiểm tra cơ sở, hội thảo chuyên đề tuy đã có nhều cố gắng song chưa hoàn thành được như Chương trình kế hoạch đặt ra tại Công văn liên tịch số 274/CVLT-BCN-CĐCNVN ngày 21/01/2003 về tổ chức năm An  toàn CN 2003 & hưởng ứng TLQG lần thứ V và Chỉ thị số: 05/2003/CT-BCN về tăng cường công tác AT-VSLĐ-PCCN của Bộ trưởng BCN;
- Các hoạt động Chỉ đạo của BCĐ đến cơ sở chưa thật thường xuyên . Phương thức hoạt động của Ban chưa được quy định rõ. Việc báo cáo tình hình kết quả thực hiện, nhiều đơn vị chưa làm (9/12 TCTy; 29/61 Sở Công nghiệp có báo cáo), một số báo cáo còn sơ sài, không đủ số liệu về các hoạt động .
- Việc rà xét, bổ sung sửa đổi quy trình quy phạm vẫn còn hạn chế chưa làm được nhiều .
- Kết quả đạt được chưa vững chắc thể hiện qua vụ tai nạn Công ty Than Vàng Danh chết 4 người
- Riêng việc thi đua khen thưởng cho đến nay các đơn vị vẫn chưa báo cáo đầy đủ về Thường trực BCĐ như yêu cầu. Đề nghị các thành viên BCĐ có phân công  đôn đốc nhắc nhở để hoàn thành kịp .
Vì vậy việc chuẩn bị cho Tổng kết NATCN 2003 là cần thiết: chủ yếu là việc đôn đốc nhắc nhở các Tổng Công ty giữ vững kỷ cương trong sản xuất, có biện pháp phòng tránh tốt nhất tai nạn lao động. Có hình thức khen thưởng kịp thời để động viên các đơn vị làm tốt công tác AT - VSLĐ - PCCN.
- Nên có chủ trương về tiếp tục phong trào này
- Xây dựng phương hướng nhiệm vụ và biện pháp về AT-VSLĐ-PCCN trong năm 2004 
- Tiếp tục củng cố lại Ban Chỉ đạo của bộ, sâu sát, nắm bắt diễn biến toàn ngành kịp thời, có định hướng cụ thể cho từng mục tiêu. Xây dựng các văn bản hướng dẫn kịp thời cho năm 2004  
Với những kinh ngiệm quý của năm 2003, với quyết tâm cao và sự đồng lòng của toàn ngành công nghiệp, chúng ta hy vọng và tin tưởng năm 2004 công tác AT-VSLĐ-PCCN sẽ đạt kết quả tốt hơn.

  • Tags: