Bao bì ngày nay đã trở nên cần thiết và ngày càng quen thuộc với chúng ta. Do đó, chi phí bao bì cũng tăng dần trong tổng giá trị hàng hoá của người tiêu dùng. Trong một số trường hợp, chi phí này lên đến 30% tổng giá trị thanh toán hoặc có thể hơn, nhưng người mua vẫn vui lòng chấp nhận. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học công nghệ, vật liệu làm bao bì cũng rất phong phú như kim loại, thuỷ tinh, giấy, gỗ nhựa... song, với nhu cầu thực tế về bao bì tăng lên, cùng với sự khan hiếm dần của nguyên liệu truyền thống, bao bì bằng chất dẻo đã phát triển và có một vị thế quan trọng trong ngành Bao bì. Ngành sản xuất Bao bì bằng chất dẻo có thể chia thành 3 nhóm chính:
- Bao bì mềm một lớp và nhiều lớp;
- Bao bì rỗng;
- Bao bì dệt và bao bì khác.
Bao bì mềm: Là bao bì đơn, kép hoặc đa lớp, có kết hợp với các loại vật liệu khác, dùng làm bao bì cho thực phẩm, nông sản, hải sản chế biến, mỹ phẩm, dược phẩm... Hiện nay, ở nước ta có 23 cơ sở sản xuất và gia công bán thành phẩm bao bì mềm với khoảng 5000 lao động. Năng lực sản xuất bao bì mềm khoảng trên 1 tỷ m2/năm, đáp ứng được phần lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu. Thị trường bao bì mềm đang là một thị trường đầy hứa hẹn và tiềm năng của Việt Nam. Mức tăng trưởng trong những năm qua từ 25-30%/năm. Để đạt được những thành tựu trên, ngành Bao bì mềm đã không ngừng đổi mới thiết bị và công nghệ. Trong vòng 5 năm qua, ước tính giá trị đầu tư của Ngành khoảng trên 40 triệu USD. Nhiều đơn vị đầu tư ngay thiết bị và công nghệ cao hoàn chỉnh từ các nước G7. Nhờ đó, ngành Bao bì mềm đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước, đẩy lùi hàng ngoại, góp phần tiết kiệm hàng trăm triệu USD cho quốc gia. Điển hình là những công ty đầu ngành bao bì mềm như Công ty Bao bì nhựa Tân Tiến, Công ty LikSin. Những công ty này còn đi đầu trong việc đầu tư dây chuyền sản xuất trục in hoàn chỉnh theo công nghệ hiện đại, đạt chất lượng cao tương đương các nước Tây Âu với giá hạ hơn từ 10-30%. Hiện nay, năng lực cung cấp trục in bao bì đã đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước.
Bao bì rỗng: Đầu những năm 90 thế kỷ XX, ngành sản xuất Bao bì rỗng của nước ta còn lạc hậu cả về thiết bị và công nghệ so với các nước trong khu vực. Năm 1994, chai PET các loại còn phải nhập khẩu 100%. Nhưng từ năm 1996-2000, ngành Bao bì rỗng như chai lọ các loại bằng chất dẻo đã có những bước tiến vượt bậc, tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm là 30%. Sở dĩ tốc độ tăng trưởng cao là trong những năm qua, nhu cầu xã hội được nâng lên, cùng với tính ưu việt: (Về giá cả, chất lượng, vận chuyển và sự đa dạng...), chai lọ bằng chất dẻo đang thay thế dần các loại bao bì bằng vật liệu thuỷ tinh và kim loại. Theo số liệu báo cáo của Hiệp hội Nhựa Việt Nam, năm 2002, toàn quốc có hơn 100 cơ sở sản xuất chai nhựa các loại, tiêu thụ khoảng trên 100.000 tấn nhựa/ năm như PET, PP, PE... Có những đơn vị như Công ty TNHH Ngọc Nghĩa được đưa vào TOP 3 những nhà sản xuất chai PET lớn nhất khu vực Đông Nam á với công suất 520 triệu sản phẩm. Năm 2003, đã xuất hiện nhiều chủng loại chai PET khác nhau, kể cả chai PET có thể chịu được nhiệt độ cao (từ 59oC trở lên). Trong khoảng 10 năm tới, xu thế sử dụng chai PET vẫn tăng cao từ 20-25%/năm, phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước các sản phẩm như nước khoáng, dầu ăn, nước uống có ga, nước ép trái cây...
Bao bì khác: Bao bì dệt từ sợi PP, PE cũng có những bước phát triển vượt bậc, phục vụ cho việc xuất khẩu nông sản, gạo, cà phê đường và hoá chất phân bón, xi măng... Theo ước tính hiện nay, các cơ sở của Việt Nam đã có thể sản xuất trên 1 tỷ bao/năm phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ngoài các dạng bao bì chất dẻo nêu trên, các bao bì dạng tấm, định hình bằng công nghệ hút chân không, bao bì dạng thùng chứa như thùng chứa nước, các loại két... cũng rất phát triển và ngày càng được sử dụng rộng rãi trong xã hội.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, ngành Bao bì nhựa Việt Nam còn gặp một số khó khăn:
1. Nguyên liệu phải nhập ngoại từ 90-95%, nhất là các bán thành phẩm BOPP, OPP, PA, PET... nên các nhà sản xuất bao bì luôn bị động. Hiện nay, nhu cầu màng BOPP rất lớn trên 20.000 tấn/năm, nhưng cũng chưa có cơ sở sản xuất nào được xây dựng và đi vào sản xuất, mặc dù các cơ quan chức năng đã phê duyệt rất nhiều dự án.
2. Bảo vệ môi trường và an toàn vệ sinh thực phẩm là một yêu cầu lớn đối ngành Bao bì. Xu thế của thế giới đang đi vào 2 hướng phát triển mạnh ngành tái chế phế liệu và nghiên cứu tìm vật liệu mới cho ngành sản xuất bao bì có thể tự huỷ trong một số môi trường, tránh gây ô nhiễm. Nhà nước nên có những chính sách trực tiếp hoặc gián tiếp hỗ trợ cho các cơ sở nghiên cứu, đơn vị sản xuất tìm các giải pháp khắc phục.
3. Về đào tạo nguồn nhân lực, hiện nay, tại Việt Nam chưa có một cơ sở đào tạo về ngành Bao bì nói riêng và ngành gia công chất dẻo nói chung.
Ngành bao bì nhựa tham gia hội nhập khu vực, thế giới
TCCT
Có thể nói để nền kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường xuất khẩu ra thế giới có phần đóng góp rất quan trọng của ngành sản xuất bao bì. Ngoài việc bảo quản sản phẩm, giảm