Phải biến đất thành nguồn vốn đầu tư cho phát triển!

Còn nhớ, có lần, một giảng viên dạy môn Luật Đất đai đã nói: Nếu ai đó dám nói rằng, mảnh đất dưới chân này là của tôi, thì người đó chỉ có thể là những liệt sỹ đã hy sinh không tiếc máu xương để bảo

 Kết quả, là một số người đã giàu lên một cách chóng mặt, còn Nhà nước thì chẳng thu được một khoản thuế nào đáng kể (lẽ ra, nếu quản lý tốt thì số tiền thuế thu được sẽ là rất lớn để có thể đầu tư vào phát triển kinh tế- xã hội, thay vì cái gì cũng phải đi vay nước ngoài như hiện nay).

Vì vậy, vấn đề đặt ra nhân sự kiện Bộ Tài nguyên và Môi trường đưa ra trưng cầu dân ý dự án Luật Đất đai sửa đổi trước khi trình Quốc hội kỳ này thông qua, là phải làm thế nào để tìm ra giải pháp quản lý và sử dụng tài nguyên đất đai một cách hiệu quả nhất, không những tránh được cảnh “ngồi mát ăn bát vàng” (đầu cơ) mà còn phải tạo ra sự sinh lời ngay trên mảnh đất đó…để Nhà nước có nguồn thu phục vụ cho các chương trình phát triển kinh tế- xã hội.

Phải xem “đất đai” là tài sản… có thể sinh lời!

Theo ý kiến của một số người có tâm huyết trong lĩnh vực này, thì đối với chế độ quản lý và sử dụng đất đai trong thời gian tới, ngoại trừ những quỹ đất phục vụ cho các mục đính an ninh, quốc phòng, đất thuộc di sản văn hoá- lịch sử, đất phục vụ các mục đính công cộng… còn lại, nên đem bán đấu giá một cách công khai để Nhà nước thu thuế. Chẳng hạn, đối với đất công, đất bỏ hoang, đất sử dụng sai mục đính…vốn đang còn rất nhiều, đặc biệt là ở các đô thị lớn hiện nay; Nhà nước có thể mang ra đấu thầu công khai (thay vì thu hồi để giao lại cho các đơn vị sự nghiệp), ai, tổ chức nào mua với giá cao và có mục đính sử dụng rõ ràng được pháp luật cho phép thì được quyền sử dụng. Làm như thế, chẳng những Nhà nước sẽ thu được một khoản thuế tương đối lớn, thông qua giá trị của mảnh đất đã được đấu giá (thuế lần thứ nhất), và chắc chắn mảnh đất đó còn được sử dụng đúng mục đính mà lại quản lý được không bị thất thoát, sang tay. Sau khi mảnh đất đã có chủ sỡ hữu (chủ đầu tư), trong quá trình đưa vào sử dụng và kinh doanh…chủ đầu tư xét thấy đã hội tụ những yếu tố cần thiết có thể sinh lời, nên quyết định bán cho tổ chức hoặc đối tượng khác…Khi đó, Nhà nước lại tiếp tục thu được một số tiền lớn hơn từ thuế chuyển nhượng và mua bán (vì rằng, mảnh đất vốn được đem đấu giá trước đây trong quá trình đi vào sử dụng, chủ đầu tư đã xây dựng, làm cho nó có giá trị hơn)…Cứ thế, vòng quay của đất tiếp tục sinh lời và kết quả, mảnh đất thì vẫn còn, mà Nhà nước lại thu được rất nhiều tiền thuế từ những khoản mua bán, chuyển nhượng…ngay trên mảnh đất đó. Nếu làm tốt điều này, theo tính toán hàng năm, Nhà nước có thể thu được hàng tỷ USD tiền thuế; thay vì thiếu nguồn vốn cho đầu tư phát triển mà phải đi vay nhiều như hiện nay.

Việt kiều…làm sao “mang đất” về tận Canifornia hay Paris được!

Có lẽ một trong những hạn chế khiến nhiều Việt kiều không muốn về nước đầu tư và làm ăn lâu dài là thiếu một sự minh bạch trong chế độ sở hữu bất động sản (trong đó có sở hữu đất đai) đối với họ. Trong lúc, một bên (Việt Nam) cần vốn cho phát triển kinh tế, còn một bên thì cần bỏ vốn để đầu tư, nhưng lại không biết làm thế nào để gặp nhau…Mặc dù, lâu nay chúng ta thường nói: Khuyến khích tạo điều kiện để kiều bào về nước làm ăn sinh sống, nhưng thực ra mới chỉ khuyến khích vào các lĩnh vực như sản xuất, dịch vụ…còn lĩnh vực bất động sản thì không được đề cập. Do đó, trong đợt sửa đổi Luật Đất đai lần này, nên chăng Nhà nước cũng cần có quy định (tất nhiên ban hành một số điều kiện cụ thể đi kèm) cho phép Việt kiều có thể về nước đầu tư vào lĩnh vực bất động sản theo như cách kinh doanh trên (thông qua đấu thầu) để vừa tận dụng được nguồn vốn, vừa tận dụng được kinh nghiệm làm ăn của đông đảo Việt kiều, như việc một Việt kiều ở Pháp đã biến một vùng đất vốn hoang hoá, không giá trị để  xây dựng và đi vào kinh doanh thành công làng du lịch sinh thái nổi tiếng ở ven biển thuộc tỉnh Bình Thuận là một minh chứng điển hình.

Tất nhiên, xung quanh vấn đề này cũng có ý kiến cho rằng, nếu cho Việt kiều kinh doanh bất động sản thì sẽ sinh ra nạn đầu cơ, vì một lẽ đơn giản là họ có nhiều tiền. Nói như vậy, cũng không đúng, đầu cơ hay không đầu cơ là do cơ chế  quản lý và hệ thống pháp luật của Nhà nước và người thực thi nhiệm vụ có tốt, có cái tâm trong sáng hay không mà thôi. Còn đất đai, thực chất cũng chỉ là một loại hàng hoá đặc biệt, nhưng không phải hoàn toàn như chiếc kẹo dừa Bến Tre để Kiều bào có thể dễ dàng bỏ vào va ly đưa vế Paris hay Canifornia bất cứ lúc nào.

  • Tags: