1- Tình hình thực hiện các dự án Kỹ thuật và Kinh tế về Tự động hoá.
Ban Chủ nhiệm Chương trình đã phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức kiểm tra, đánh giá về nội dung, tiến độ, cũng như kết quả thực hiện các dự án của Chương trình đã dược triển khai từ năm 2003 - 2004. Từ tháng 5 - 8/2004 đã kiểm tra và đánh giá được 9 dự án ở khu vực phía Bắc và 5 dự án ở phía Nam. Các dự án sau khi kiểm tra đã có văn bản đánh giá, nhận xét chủ yếu vào những vấn đề như: ý nghĩa kỹ thuật - công nghệ của các dự án, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất ra sản phẩm có hàm lượng công nghệ cao, chất lượng đảm bảo, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và thay thế hàng nhập khẩu; ứng dụng công nghệ hiện đại vào sản xuất... Tiêu biểu là các dự án của Công ty Cơ khí Đông Anh, Công ty Cơ khí Hà Nội, Công ty Supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao...
Qua kiểm tra đã thấy một vấn đề sau: Những chứng từ thanh quyết toán của từng giai đoạn trong từng dự án đã thực hiện đúng quy định hiện hành, và phù hợp với mục tiêu của chương trình; nhu cầu ứng dụng và phát triển công nghệ tự động hoá rất lớn, song nguồn kinh phí hỗ trợ có hạn; Chương trình chưa có kế hoạch tổng thể, nên việc triển khai các dự án còn mang tính dàn trải, thiếu qui hoạch và mục tiêu cho từng giai đoạn; một số dự án tiến độ triển khai chậm, không đảm bảo mục tiêu, kế hoạch đề ra. Đặc biệt, hầu hết các dự án triển khai trong các năm 2003 - 2004 giải ngân chậm, nên làm chậm tiến độ thực hiện.
Ban Chủ nhiệm Chương trình đã tích cực làm việc với lãnh đạo Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết Dự án Xí nghiệp Cơ khí Khuôn mẫu, vì chậm tiến độ triển khai. UBND Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, do phải tập trung vào việc sắp xếp lại doanh nhiệp, nên Dự án phải tạm hoãn triển khai. Ban Chủ nhiệm Chương trình đã có nhiều công văn gửi UBND Thành phố Hồ Chí Minh và đã trực tiếp làm việc với lãnh đạo Thành phố, để giải quyết dứt điểm việc xử lý nguồn kinh phí hỗ trợ của Chương trình cho dự án. Nhưng đến nay, Ban Chủ nhiệm Chương trình vẫn chưa nhận được phản hồi về vấn đề trên. Ngoài ra, Ban Chủ nhiệm Chương trình còn phối hợp làm việc với Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam và Bộ Quốc phòng để thực hiện các dự án của Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam và dự án của Công ty 28. Được biết, tổng kinh phí hỗ trợ của 3 dự án trên là gần 6 tỷ đồng.
Trong năm 2004, Ban Chủ nhiệm Chương trình đã phối hợp với các cơ quan chức năng Nhà nước để tiến hành kiểm tra kết quả thực hiện của các dự án: Công ty Giầy An Lạc, Công ty Supe và Hoá chất Lâm Thao, Công ty Cơ khí Đông Anh, Công ty Đện tử Công nghiệp.
2- Việc thực hiện triển khai các dự án
Trong tổng số 15 dự án được triển khai kế hoạch năm 2003 - 2004, có 3 dự án thuộc lĩnh vực An ninh - Quốc phòng; Bộ Công nghiệp quản lý 10 dự án; công nghiệp địa phương 2 dự án. Nhìn chung, các dự án được lựa chọn để đưa vào kế hoạch triển khai của Chương trình đều đúng mục tiêu và phù hợp với tiêu chí đề ra. Việc lựa chọn các dự án có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên gia tư vấn chuyên ngành Tự động hoá, các cơ quan chức năng của Bộ công nghiệp và tuân theo các thủ tục pháp lý, nên trong quá trình xây dựng và phê duyệt, thẩm định dự án được kịp thời, hoàn thành hồ sơ dự án để Nhà nước phê duyệt.
Trong quá trình triển khai các dự án thì cơ chế quản lý điều hành các Chương trình Kỹ thuật và Kinh tế chưa hoàn thiện và không thống nhất, đặc biệt là cơ chế tài chính, do đó hầu hết các dự án sau khi được thông báo giao vốn hỗ trợ đều giải ngân rất chậm, làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án. Cụ thể, có 2 dự án của Công ty Thiết bị Điện (Tổng công ty Thiết bị Điện) và Công ty Sơn Tổng hợp (Tổng công ty Hoá chất Việt Nam) không thực hiện được, do không chuẩn bị kịp các thủ tục pháp lý để giải ngân vốn hỗ trợ theo thời hạn quy định. Tổng kinh phí hỗ trợ cho 5 dự án đã được Nhà nước phê duyệt triển khai các năm 2003 - 2004, nhưng không thực hiện được là 16,2 tỷ đồng.
3- Kế hoạch triển khai các dự án năm 2005
Để chuẩn bị triển khai kế hoạch năm 2005, Văn phòng Ban chủ nhiệm Chương trình TĐH đẫ tổng hợp các dự án theo đề nghị của các tỉnh, thành phố, bộ, ngành, đồng thời khảo sát thực tế để lựa chọn các dự án phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình và hướng dẫn các đơn vị chủ dự án xây dựng báo cáo khả thi theo quy định của Nhà nước. Việc thẩm định, xét duyệt được tiến hành theo Quyết định số 02/QĐ-TĐH, ngày 20/1/2004 của Bộ Trưởng, Chủ nhiệm Chương trình. Qua quá trình thẩm định, xét duyệt đã lựa chọn được 12 dự án, với tổng vốn đầu tư là 337,808 tỷ đồng, tổng kinh phí hỗ trợ là 23 tỷ đồng. Trong tổng số 12 dự án triển khai năm 2005, phân bố như sau: An ninh - Quốc phòng 1; Bộ Công nghiệp 3; Công nghiệp địa phương 5 và các ngành khác 3.
4- Một số vấn đề còn tồn tại và kiến nghị
Hoạt động triển khai của Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế về Tự động hoá năm 2004, nói chung đã hoàn thành các mục tiêu chính của kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các dự án cũng còn nhiều khó khăn, cản trở chủ yếu do cơ chế quản lý và điều hành của các Chương trình chưa hoàn thiện.
Nhu cầu ứng dụng và phát triển TĐH theo đề nghị của các địa phương, bộ, ngành là rất lớn (gần 80 dự án đề nghị trong năm 2004 - 2005), trong khi nguồn vốn hỗ trợ của Chương trình còn hạn chế. Do không có kế hoạch tổng thể nên việc triển khai các dự án vẫn còn dàn trải, thiếu tập trung, dẫn đến hiệu quả đạt được của các dự án chưa cao.
Để khắc phục tình trạng trên, đề nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các cơ quan chức năng Nhà nước khẩn trương hoàn thiện cơ chế quản lý, điều hành các Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế để tạo điều kiện cho hoạt động triển khai của các Chương trình có hiệu quả.
Nhà nước nên xem xét, đánh giá những kết quả của các dự án Kỹ thuật - Kinh tế nói chung và về Tự động hoá nói riêng để cấp kinh phí hỗ trợ một cách hợp lý phục vụ cho việc triển khai các dự án.
Chính phủ cần có chủ chương xây dựng kế hoạch tổng thể của Chương trình giai đoạn 2005 - 2010, tạo điều kiện cho các Chương trình chủ động trong việc xây dựng kế hoạch triển khai các dự án hàng năm.
Một số kết quả của chương trình kỹ thuật - kinh tế về tự động hóa
TCCT
Trong năm kế hoạch 2003 - 2004, Chương trình Kỹ thuật - Kinh tế về Tự động hoá đã được Nhà nước phê duyệt triển khai 15 dự án, trong đó, năm 2003 có 13 dự án mới, 2 dự án chuyển tiếp, với tổng vốn đầu