Đào tạo kết hợp sản xuất mô hình cần được nhân rộng

Từ khi thành lập, Trường Trung học Kỹ thuật Mỏ, tiền thân của Trường Cao đẳng kỹ thuật Mỏ ngày nay, đã kiên trì thực hiện phương châm “Học đi đôi với hành”, “Đào tạo kết hợp với lao động sản xuất”. Ng

Các công trình thiết kế thi công và tổ chức thi công, công trình đường sắt phục vụ vận tải choc ác mỏ sắt Trại Cau Thái Nguyên, Xí nghiệp Xây lắp mỏ Mạo Khê. Thiết kế và tổ chức thi công khai thác than cho mỏ than Bố Hạ - Hà Bắc, Vỉa 9, Vỉa 1, Vỉa 35. Khu vực Mạo khê, Vỉa G9 khu vực Mông Dương, Cẩm Phả, cho Trường Trung học kỹ thuật mỏ. Nhận 3 máy khoan cỡ lớn để thi công công tác bãi khoan cho Mỏ than Cọc Sáu; Thiết kế và thi công lắp đặt đường tời trục cho mỏ than Núi Hồng của bộ môn Khai thác mỏ lộ thiên. Đó là công trình thi công đường lò để nổ mìn buồng phục vụ cho san gạt mặt bằng Nhà máy Điện Phả Lại của bộ môn Khai thác hầm lò; Thiết kế và tổ chức thi công 2 công trình nổ mìn buồng với qui mô lớn cho Xí nghiệp Xây lắp mỏ Hồng Gai và Xí nghiệp Làm đường mỏ Cẩm Phả của bộ môn Khai thác lộ thiên kết hợp với bộ môn Khai thác hầm lò và xây dựng mỏ. Các công trình đó là tiền đề cho Nhà trường phát triển theo hướng đào tạo kết hợp với lao động sản xuất lên một bước, trở thành chủ trương lớn của Đảng uỷ và Ban Giám hiệu về thực nghiệm khoa học, chuyển giao công nghệ sản xuất, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và cải thiện đời sống cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh sinh viên. Chính vì vậy mà từ năm 1997, khi nâng cấp từ Trường Trung cấp Kỹ thuật Mỏ thành Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ, Nhà trường đã đề nghị Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Tổng công ty Than Việt Nam ra quyết định thành lập Trung tâm Thực nghiệm sản xuất và dịch vụ, trực thuộc Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ, là một đơn vị hạch toán báo sổ, được mở tài khoản riêng và có con dấu riêng với nhiệm vụ: Kết hợp nghiên cứu đề tài khai thác tận thu than cho các mỏ và các công ty; Thực nghiệm khoa học và triển khai ứng dụng các đề tài khoa học vào sản xuất; Tổ chức rèn nghề kết hợp với lao động sản xuất; Thi công trạm mạng và sản xuất các mặt hàng cơ điện, cơ khí; Làm dịch vụ: Căng tin, ăn uống, văn phòng phẩm, in ấn, cho thuê các tài liệu phục vụ giảng dạy học tập.

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm cũng được đổi mới, có 01 giám đốc, 01 phó giám đốc và một số nhân viên. Vốn sản xuất kinh doanh lên tới 1,21 tỷ đồng Việt Nam.

Sau khi được thành lập, Trung tâm Thực nghiệm sản xuất đã xây dựng qui chế hoạt động, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và lập kế hoạch sản xuất kinh doanh bao gồm: Mở rộng thực nghiệm sản xuất than tại vỉa 2K Công ty Than Đèo Nai để tăng sản lượng khai thác hàng năm, rèn nghề cho học sinh, sinh viên. Chuẩn bị các điều kiện để mở rộng diện thực nghiệm sản xuất ra các địa bàn mới; Tăng cường đào tạo kết hợp sản xuất gắn với các công trình cụ thể của các ngành nghề; Mở rộng các loại hình dịch vụ.

Những kết quả đã đạt được.

1. Về sản xuất và tiêu thụ than.

Từ năm 1997 đến nay, quá trình thực nghiệm sản xuất luôn đảm bảo an toàn, luôn hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu kế hoạch đề ra cả về mét lò và sản lượng tấn than sản xuất cũng như tiêu thụ, đem lại hiệu quả kinh tế cho Nhà trường, đóng góp vào ngân sách Nhà nước, tạo ra nhiều công ăn việc làm cho cán bộ, công nhân viên, cũng như con em Nhà trường và ngoài xã hội. Kết quả sản xuất kinh doanh từ năm 1997 đến năm 2002: đào trong đá được 331,7m, đào trong than 3.712m, sản lượng than đạt 77.700 tấn, doanh thu 14,8 tỷ đồng (riêng năm 2002 đạt 5 tỷ đồng).

2. Về sản xuất kết hợp với đào tạo

Tại phân xưởng 2K-Đèo Nai, Trung tâm đã kết hợp với khoa Khai thác – Trắc địa đưa 350 lượt học sinh, sinh viên vào phân xưởng thực tập, rèn nhgề với các nội dung: Đào, chống lò; Khoan, nổ mìn; Vận tải, thông gió mỏ; Tổ chức, quản lý và chỉ đạo sản xuất.

Trong quá trình thực nghiệm, nhiều đề tài được nghiên cứu áp dụng vào sản xuất, đem lại hiệu quả như: Đề tài “Thay đổi hệ thống mở vỉa và hệ thống khai thác tại công trường vỉa 2K Đèo Nai từ mở vỉa bằng giếng nghiêng sang mở vỉa bằng lò bằng” đã đem lại hiệu quả lớn trong việc tăng được sản lượng khai thác than hàng năm, tiết kiệm việc đầu tư và vật tư, giảm chi phí hàng chục triệu đồng. Đề tài “Thay đổi công nghệ khai thác và sàng tuyển để nâng cao tỷ lệ than cục trong quá trình sản xuất” đã làm giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho Nhà trường và người lao động. Và nhiều sáng kiến khác, được áp dụng đã đem lại hiệu quả về đào tạo và kinh tế.

3. Đào tạo kết hợp sản xuất trong các công trình gắn với ngành nghề đào tạo.

Đây là một chủ trương lớn của Đảng uỷ và Ban giám hiệu Nhà trường, nên những năm vừa qua, các khoa và các đơn vị đã có nhiều công trình liên kết với các doanh nghiệp, đem lại hiệu quả lớn về đào tạo cũng như kinh tế:

- Tháng 3 năm 1999, bộ môn Khai thác lộ thiên đã nghiên cứu và áp dụng thành công đề tài “Khoan nổ mìn trong môi trường đất đá ngập nước” hạ độ sâu lòng sông Hoàng Thạch cho Công ty thi công công trình đường thủy 2 Hải Phòng, tạo ra một hướng mới cho việc nghiên cứu công nghệ khoan nổ mìn.

- Năm 2001, Trung tâm đã kết hợp với khoa Khai thác –Trắc địa tổ chức cho thầy và trò đào 230 mét lò đá xuyên vỉa 8 tại khu vực Tân Dân, Mỏ than Hoành Bồ, Công ty Than Quảng Ninh với tốc độ đào lò đạt 70 mét trong một tháng, tổng giá trị là 193.379.000 đồng.

- Năm 2002, Nhà trường lại tiếp tục tổ chức cho thầy và trò đào 520 mét lò mức +42 vỉa 13-1 khu Yên Ngựa cho Công ty Than Thống Nhất. Giá trị công trình theo hợp đồng là 5.044.325.728 đồng.

- Năm 2003, Trung tâm đã thực hiện đào 320 mét lò cũng tại mức +42 vỉa 13-1 khu Yên Ngựa (Công ty Than Thống Nhất), giá trị là 249.427.500 đồng.

Trong quá trình thực hiện các công trình, học sinh, sinh viên đã thực hiện công nghệ khoan, nổ mìn, công nghệ xúc bốc, công nghệ đào lò nhanh... được các đơn vị thuê đánh giá cao.

4. Mở rộng địa bàn thực nghiệm.

Để mở rộng diện thực nghiệm, đầu tư thiết bị mới, công nghệ mới phục vụ dạy và học, Nhà trường đã được Tổng công ty Than Việt Nam giúp đỡ, giao cho 2 vỉa than 13-1 và 13-2 tại khu Yên Ngựa thuộc Công ty Than Thống Nhất có trữ lượng tài nguyên là 394.000 tấn than. Triển khai thực nghiệm công trình này, Nhà trường đã hợp đồng với Công ty Phát triển tin học, công nghệ và môi trường của Tổng công ty Than Việt Nam thiết kế kỹ thuật và thiết kế thi công khai thác với vốn đầu tư khoảng 19 tỷ đồng, công suất mỏ đạt 1 vạn tấn/năm. Thời gian tồn tại trong vòng 10 năm, khai thác than tại 3 lò với các thiết bị tương đối hiện đại, phục vụ cho đào tạo và sản xuất.

Thấy rõ lợi ích của mô hình sản xuất - Đào tạo – Thực nghiệm khoa học, tiếp tục kế thừa những thành tựu và kinh nghiệm đã đạt được trong những năm qua, tranh thủ sự giúp đỡ của cấp trên và của các doanh nghiệp, mạnh dạn đầu tư, đưa các đề tài, nội dung thực nghiệm vào sản xuất, hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chế độ trách nhiệm của các khoa chuyên môn và Trung tâm Thực nghiệm sản xuất, đó là những hướng đi, hoạt động chính của Trường Cao đẳng Kỹ thuật Mỏ trong quá trình Sản xuất - Đào tạo – Thực nghiệm khoa học.

  • Tags: