Xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ cần hiểu rõ luật và chính sách kinh doanh

Ngày 18/3, Cục Xúc tiến Thương mại (Bộ Công Thương) đã tổ chức hội thảo “Giới thiệu luật kinh doanh và các chính sách mới của Hoa Kỳ tác động đến xuất khẩu của Việt Nam”, nhằm giúp các doanh nghiệp Vi

 

 

                        Số liệu của Bộ Công Thương cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ năm 2009 đạt 11,4 tỷ USD. Dự báo, năm 2010 nếu doanh nghiệp Việt Nam ứng phó khôn khéo với những rào cản mà Hoa Kỳ đặt ra trong chính sách mang tính chất bảo hộ, xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ sẽ tăng tối thiểu 10% so với năm 2009.

Tránh để xảy ra kiện tụng

Theo ông Sidney N.Weiss, Chuyên gia Thương mại, Luật sư Hoa Kỳ, các vấn đề nảy sinh sau khi việc kinh doanh bắt đầu đối với doanh nghiệp làm ăn tại Mỹ thường gặp phải là bị quỵt tiền, chiếm đoạt quyền sở hữu trí tuệ, bị kiện hay thất bại trong việc giao hàng …người bị hại là các doanh nghiệp xuất khẩu nước ngoài. Khi đó, doanh nghiệp thường nghĩ tới việc kiện đối tác lên tòa án, luật sư hay trọng tài. Tuy nhiên để thắng kiện, doanh nghiệp phải hiểu biết về luật pháp và các chính sách thương mại của Hoa Kỳ.

            Hoa Kỳ là nước có hệ thống luật pháp đa cấp (cấp bang, cấp liên bang).Mỹ có 51 bang và mỗi bang có một hệ thống luật tương ứng, ngoài ra có luật của liên bang. Đối với luật thương mại, luật được áp dụng đồng nhất cho những nước xuất khẩu vào Hoa Kỳ và đồng nhất ở tất cả 51 bang. Thông thường, vụ kiện kéo dài trong 5 năm. Như vậy, nếu doanh nghiệp Việt Nam xuất lô hàng trị giá 100 ngàn USD sang thị trường Mỹ mà không ể100 ngàn USD. Nếu thua, tiền không thu lại được, lại mất thêm chi phí cho tài phán. Vì vậy theo ông Sidney N.Weiss, việc kiện tòa rất lãng phí về tài chính, thời gian, trí tuệ vì thế các doanh nghiệp cố gắng không nên dính líu với tòa án, đặc biệt đối với những vụ kiện có giá trị thấp từ 50 đến 100 ngàn USD. Đối với vụ kiện có số tiền lớn, chi phí cho các cơ quan pháp luật ít thì doanh nghiệp có thể khởi kiện. Tuy nhiên, ông Sidney N.Weiss cũng cho rằng, doanh nghiệp Mỹ thấy được khe hở của luật này, nên họ lợi dụng để trốn nợ.

            Cũng theo ông Sidney N.Weiss, vụ kiện có thể đưa ra trọng tài giải quyết. Thời gian chờ đợi theo hình thức kiện này từ nửa năm tới 1 năm. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này rất tốn kém, từ 3-5 ngàn USD/ngày, ít nhất 1 vụ kiện có 3 trọng tài/1 ngày và tính ép buộc của hình thức này thấp hơn tòa án. Hoặc chúng ta có thể kiện qua trung gian. Trung gian là loại tài phán tư, không có ràng buộc pháp lý cao như hai loại trên, chỉ mang tính chất hòa giải.

Làm thế nào để vượt qua?

Ông Sidney N.Weiss cho rằng doanh nghiệp Việt Nam nên thuê luật sư để đảm bảo tính vững chắc của hợp đồng. Trước khi ký hợp đồng cần nhờ tư vấn luật, nhờ soạn thảo các văn bản mang tính pháp lý cao. Chi phí cho loại hình này không đáng kể, theo tỷ lệ % của đơn hàng …bù lại doanh nghiệp được đảm bảo khi hàng chuyển sang sẽ lấy được tiền. Doanh nghiệp nên sử dụng hình thức này, nhờ luật sư tư vấn ngay từ đầu chứ đừng để xảy ra những đáng tiếc không đáng có mới nhờ đến tòa án. Theo ông, nếu doanh nghiệp Việt Nam muốn mở công ty hay chi nhánh bên Mỹ thì cũng cần biết về các loại hình doanh nghiệp Mỹ. Việc thành lập Công ty CP ở Mỹ rất nhanh, không qui định vốn điều lệ nên chỉ trong 1 ngày, phí chỉ 2-300 USD, vì vậy phải cẩn thận khi làm ăn với loại hình công ty này, vì nó chỉ ra đời trong 1 đêm.

            Ông Sidney N.Weiss khuyên các doanh nghiệp Việt Nam nên thành lập Công ty CP, Công ty TNHH, công ty liên doanh hoặc mở chi nhánh hoàn toàn do mình sở hữu bên Mỹ - nên thành lập chi nhánh dưới Công ty CP hoặc TNHH vì khi khó trả nợ, nó sẽ không liên đới với công ty mẹ ở Việt Nam. Tuy nhiên, Việt Nam chưa có kinh nghiệm làm ăn và không đủ vốn để thành lập Công ty CP hay TNHH, nếu phải thông qua hợp tác với công ty nào đó thì cố gắng soạn thảo hợp đồng hợp tác một cách chặt chẽ về mọi mặt.

            Việc thiết lập nhà phân phối bên Mỹ cũng không hiệu quả, bởi không biết hàng của chúng ta được bán thế nào. Vì vậy nên thận trọng khi làm việc với nhà phân phối, nên soạn thảo hợp đồng chi tiết hàng hóa nhãn hiệu thuộc bản quyền của Việt Nam tránh trường hợp họ ăn cắp thương hiệu…

            Để bảo vệ quyền lợi của chính mình, các điều khoản bắt buộc phải có trong hợp đồng thương mại là: thời gian và ngày tháng vận chuyển, giá và các điều khoản thanh toán. Ở Mỹ giao thương qua email có giá trị pháp lý rất cao, vì vậy nên giữ văn bản email lại khi hợp tác làm ăn để tránh xảy ra kiện cáo. Để được thanh toán nhanh nhất, tránh rủi ro là mở thư tín dụng (LC), hoặc ký điều khoản hợp đồng nếu không thanh toán có thể lấy lại hàng hoặc được quyền sở hữu tài khoản, nhà kho, bến bãi của họ.

            Ông Sidney N.Weiss khuyến cáo, hàng hóa Việt Nam xuất sang Hoa Kỳ phải đảm bảo về chất lượng, phải cẩn thận trước khi ký kết hợp đồng. Doanh nghiệp xuất khẩu phải mua bảo hiểm cho hàng hóa, đối với các loại mỹ phẩm đồ chơi phải có giấy phép và các phê chuẩn; đảm bảo nhãn hiệu được bảo vệ sở hữu trí tuệ; thống nhất lịch trình vận chuyển, doanh số bán hàng; dịch vụ hậu mãi ….

  • Tags: