Tại sao TKV phải nhập khẩu than?

LTS: Từ năm 2001 đến nay, Tổng công ty Than Việt Nam, nay là Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam - TKV luôn gia tăng sản lượng khai thác và chế biến than, không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu của

1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ than của TKV những năm qua.

Với mục tiêu phát triển bền vững, ổn định, những năm qua, TKV đã liên tục đạt mức tăng trưởng về sản lượng than khai thác và tiêu thụ than nội địa cũng như xuất khẩu. Nếu như năm 2005, sản lượng than sạch của TKV là 31,2 triệu tấn thì đến năm 2007 đã là 42,2 triệu tấn. Dự kiến, sản lượng than sạch năm 2008 là 43 triệu tấn và đến năm 2010 sẽ là 44 triệu tấn, năm 2015 là 55 triệu tấn. Song song với việc gia tăng sản lượng than, khối lượng than xuất khẩu hàng năm cũng tăng đáng kể. Năm 2001, TKV xuất khẩu 14,8 triệu tấn, năm 2006 xuất khẩu 21,68 triệu tấn, năm 2007 xuất khẩu 24,8 triệu tấn. Dự kiến, năm 2008, lượng than xuất khẩu giảm xuống còn 22,7 triệu tấn và năm 2010 chỉ còn xuất khẩu 11,8 triệu tấn. Đặc biệt, từ năm 2005 đến năm 2008, sản lượng than nguyên khai của TKV tăng bình quân 10%/năm, nhưng than thương phẩm tăng bình quân 13%/năm là do TKV đã tận dụng nguồn than nhiệt lượng thấp và xít than mà trong nước chưa sử dụng để xuất khẩu tiểu ngạch.Những số liệu trên đây là một minh chứng khẳng định, sự phát triển mạnh mẽ của TKV trong nền kinh tế thị trường. Nhưng với sự tăng trưởng như vậy, dư luận không thể hiểu nổi, tại sao TKV tuyên bố sẽ phải nhập khẩu than từ năm 2012? Để làm rõ vấn đề này, cần phải tìm hiểu nhu cầu phát triển điện năng của Việt Nam, đặc biệt là việc phát triển các dự án nhiệt điện than.

2. Nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện

Nhìn vào bảng 1 dễ dàng nhận thấy, kế hoạch phát triển nhiệt điện than là rất lớn, chiếm tới 78,90% nguồn điện mới và sẽ được cân nhắc kỹ trong quy hoạch phát triển điện VII.

Theo EVN, trong Quy hoạch điện VI, chỉ tính riêng nhu cầu than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện do Tập đoàn Điện lực Việt Nam làm chủ đầu tư hoặc giữ cổ phần chi phối, từ nay đến năm 2015 là 168,15 triệu tấn (xem chi tiết tại bảng 2). Nhu cầu than cho các nhà máy nhiệt điện của EVN và EVN nắm cổ phần chi phối tăng từ 5,2 triệu tấn (năm 2008) lên khoảng 9,6 triệu tấn (năm 2010) và 49 triệu tấn (năm 2015). Tổng nhu cầu than cho sản xuất điện cả nước tăng từ 6,5 triệu tấn (năm 2008) lên 15,4 triệu tấn (năm 2010) và 88,2 triệu tấn (năm 2015).

Theo báo cáo của Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo nhà nước về Quy hoạch điện VI, ngày 12 tháng 4 năm 2008, thì khả năng đáp ứng nhu cầu than cho điện giai đoạn  2008-2015 và cam kết của TKV như sau: (Xem bảng 3)

Như vậy, theo tính toán, TKV chỉ có thể đáp ứng đủ than cho điện đến năm 2011, bắt đầu từ năm 2012, TKV sẽ phải nhập khẩu khoảng (5,223 triệu tấn than) cho sản xuất điện.Đến nay, TKV mới có cam kết cấp than sản xuất trong nước cho các dự án nhiệt điện than như Uông Bí mở rộng (1 và 2), Hải Phòng (1, 2), Quảng Ninh (1, 2), Mông Dương, Nghi Sơn, Thái Bình 1, Vũng áng 3, Vinh Tân 2, Duyên Hải 1. Các dự án nhiệt điện than mà TKV chưa cam kết cung cấp than (kể cả than nhập khẩu) là Hải Phòng 3, Quảng Trạch, Vĩnh Tân 3.1, 3.2, Sóc Trăng 1, 2, 3.1, 3.2, Duyên Hải 1, 3. Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã cơ bản hoàn thành 2 dự án đầu tư nhà máy nhiệt điện than là Vĩnh Tân 3,1 và Sóc Trăng 1, nhưng chưa thể phê duyệt, do chưa rõ nguồn than, giá mua than và đặc tính kỹ thuật của than.

3. Vì sao sản lượng khai thác than tăng, lượng than xuất khẩu lớn mà vẫn phải nhập khẩu than?

Trước hết cần phải hiểu một cách khoa học, trên thế giới cũng như ở Việt Nam có rất nhiều loại than khác nhau và có công dụng khác nhau, như than antraxít, bán antraxít, than nâu (bitum hoặc á bitum) than bùn... Ở nước ta phổ biến là than antraxít Quảng Ninh và than nâu ở Đồng bằng sông Hồng. Ngay than antraxít Quảng Ninh cũng có 5 loại sản phẩm là than cục từ số 1 đến số 5 và 7 loại sản phẩm than cám (từ số 6 đến số 12). Mỗi loại sản phẩm than cũng có mục đích và giá trị sử dụng khác nhau. Ở đây, cần thống nhất một nguyên tắc chung là, nếu thiếu than thì phải nhập khẩu, khi không tìm được nguyên liệu khác thay thế. Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, vẫn có thể tồn tại phương thức vừa xuất khẩu, vừa nhập khẩu than, nếu như cách làm đó có hiệu quả kinh tế cao. Trong trường hợp này, có thể xuất những sản phẩm than mà trong nước chưa có nhu cầu hoặc nhu cầu ít và nhập các loại than mà trong nước không có, hoặc có ít. Mặt khác, do các cơ sở sử dụng than ở cách xa vùng khai thác và chế biến than, như nhà máy nhiệt điện than nằm ở phía Nam, than được khai thác và chế biến ở phía Bắc thì việc xuất khẩu than ở phía Bắc và nhập than vào cảng phía Nam, nếu xét thấy có hiệu quả hơn việc vận chuyển than từ Bắc vào Nam thì vẫn có thể tiến hành xuất, nhập khẩu than.

Trong nền kinh tế thị trường, người ta ít bàn đến chuyện để “giành”, mà cơ bản phải biết tận dụng cơ hội để tạo ra lợi nhuận. Kinh nghiệm nhãn tiền về việc xuất khẩu gạo vừa qua cho thấy, chúng ta còn ít hiểu biết và kém dự báo về sự biến động của thị trường thế giới. Lúc giá gạo đang lên cao thì lại dừng xuất khẩu, lúc giá gạo hạ thì lại cho phép xuất khẩu. Đây quả là bài học đắt giá cho các nhà quản lý vĩ mô của Việt Nam! Quay lại chuyện xuất khẩu than, chúng ta có thể thấy, các nước công nghiệp phát triển ở châu Âu không còn hoặc còn rất ít tài nguyên khoáng sản, vì đã khai thác nhiều trong quá khứ. Nhưng không vì thế mà thế hệ hôm nay của nước họ bị ảnh hưởng, mà ngược lại, quá khứ trước đây đã tạo cho thế hệ hôm nay những năng lực sản xuất mới có trình độ cao, đảm bảo được nhu cầu cuộc sống.Nhìn một cách tổng thể, TKV vẫn hoàn toàn có đủ khả năng đáp ứng nhu cầu than cho nền kinh tế quốc dân, trừ than cho sản xuất điện năng. Ở đây cần phải giải thích cho rõ, than sử dụng cho các nhà máy nhiệt điện có những đặc thù riêng, không thể sử dụng các loại than tốt, có nhiệt lượng cao (>7000 kcal/kg) vào sản xuất điện. Nếu dùng than tốt, nhiệt lượng cao sẽ rất lãng phí.

Hiện nay, thị trường trong nước sử dụng chủ yếu là than cám 3 cho sản xuất xi măng, than cám 4, cám 5 cho sản xuất điện, than cám 6 cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất VLXD, một khối lượng than cục cho sản xuất phân bón... VLXD. Phần than chất lượng cao (cám 1, cám 2, than cục 1, 2, 3, 4, 5...) thị trường trong nước sử dụng chưa nhiều. Đối với các loại than tốt, nhiệt lượng cao có giá trị kinh tế lớn, giá bán bình quân khoảng 300 USD/tấn than cục và 250 USD/tấn than cám tốt, thì dù cho sau này không đủ than  cung cấp cho điện, cũng không thể đem loại than này sử dụng cho các nhà máy điện vì công nghệ không phù hợp, hiệu quả kinh tế không cao.

4. Thay lời kết

Thông báo số 08/TB-VPCP ngày 16/1/2008 của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng tại cuộc họp triển khai Quy hoạch điện VI đã chỉ rõ, công tác quy hoạch,  phải gắn với việc sử dụng than trong nước và nhập khẩu. Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam - TKV chịu trách nhiệm cân đối đủ than từ giai đoạn quy hoạch, thiết kế, khai thác, tổ chức vận chuyển, kể cả việc nhập khẩu than cho các nhà máy điện theo hợp đồng kinh tế với chủ đầu tư các dự án điện than.

Như vậy, việc nhập than đã được Chính phủ chấp thuận và việc nhập than cho các nhà máy nhiệt điện cần được coi là một việc làm hết sức bình thường trong nền kinh tế thị trường. Chỉ có điều, để sử dụng than hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và giảm xuất khẩu, trước mắt phải thực hiện thị trường hóa giá than. Hiện nay, giá than trong nước thấp đang là nguyên nhân của mọi bất cập và tiêu cực trong kinh doanh và sử dụng than. Mặt khác, đề giải quyết thành công vấn đề nhập than, cần tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể tình hình khai thác than trên thế giới, xây dựng được chiến lược nhập khẩu than, kèm theo đó là chính sách đồng bộ kịp thời phục vụ cho chiến lược đó. Việc nhập khẩu than cho điện phải được xem xét trên cơ sở hiệu quả kinh tế – xã hội, trong đó có việc tiết kiệm chi phí vận tải và giảm ô nhiễm môi trường.

Đi đôi với việc nhập khẩu than, về lâu dài, cần phải có chiến lược đầu tư khai thác than ở nước ngoài để đảm bảo cung cấp than một cách chủ động và ổn định. Mặt khác, TKV cần đẩy mạnh công tác đầu tư công nghệ, sớm đưa vào khai thác một cách hiệu quả bể than Đồng bằng sông Hồng làm nguyên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, giảm dần việc nhập khẩu than cho điện, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

 

  Bảng 1: Dự kiến phát triển nhiệt điện than của cả nước giai đoạn 2016-2025

Đơn vị tính: MW

Tên Nhà máy

2016

2017

2018

2019

2020

2021

2022

2023

2024

2025

Kiên Giang

600

2000

 

 

 

 

 

 

 

 

Quảng Trạch 3, 4

1200

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NĐ than miền Bắc

3000

4000

4000

4000

5000

6000

6000

7000

7000

7000

NĐ than miền Nam

3000

2000

4000

4000

5000

5000

5000

6000

6000

7000

NĐ than miền Trung

 

1200

1200

2000

1200

2000

2000

2000

1000

1000

Tổng miền Trung [MW]

7800

9200

9200

10000

11200

13000

13000

15000

14000

15000

 

Bảng 2: Nhu cầu than cho sản xuất điện của EVN đến năm 2015

Đơn vị tính: triệu tấn

Năm

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng NC cho sản xuất điện

6,567

9,590

15,406

23,811

33,815

45,350

60,463

78,217

Nhu cầu EVN

NMĐ hiện có

4,111

4,111

4,111

4,111

4,111

4,111

4,111

4,111

NMĐ mới

1,171

3,121

5,462

9,305

14,649

20,626

31,070

44,963

Tổng

5,282

7,233

9,574

13,416

18,760

24,737

35,181

49,075

 

Bảng 3: Sản lượng than đã được TKV xác nhận cung cấp cho sản xuất điện

Đơn vị: triệu tấn

Số xác nhận

2008

2009

2010

2011

2012

2013

2015

EVN

5,281

7,231

9,572

12,397

18,106

21,210

21,990

TKV

1,194

2,266

5,014

5,723

5,723

6,173

7,523

DA khác

 

 

0,725

2,626

7,429

13,067

14,297

Cộng

6,475

9,497

15,311

20,746

31,258

40,450

42,910

Khả năng cấp cho điện

6,66

9,59

15,406

20,746

26,036

27,151

29,769

Thừa/thiếu

 

 

 

 

-5,223

-13,299

-14,443

 

  • Tags: