Tăng trưởng và phát triển là cuộc đua đường trường

Tại Hội thảo “Kinh tế vĩ mô - Đối thoại Chính sách: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững cho Việt Nam: Những thách thức và động lực mới” tổ chức ngày 11/01/2018, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ quan điểm về tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018

2017 là một năm bứt phá thành công của Việt Nam với tốc độ tăng trưởng cao và lạm phát thấp, hoàn thành vượt mức toàn bộ 13 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Dự trữ ngoại hối đạt trên 53 tỷ đô la Mỹ, năng lực cạnh tranh được đánh giá tăng 5 bậc, môi trường kinh doanh đầu tư tăng 14 bậc hay chỉ số phát triển bền vững tăng 20 bậc trên bảng xếp hạng thế giới đều là những con số đáng mừng của kinh tế Việt Nam 2017. Tuy nhiên, trong bối cảnh thiên tai và thời tiết khó khăn, Chính phủ đã đưa ra được các giải pháp thực hiện phát triển nhanh và bền vững đi đôi với ổn định kinh tế - xã hội. Đây là hai vấn đề dường như mâu thuẫn nhau, nhưng với kế hoạch cụ thể và các chiến lược phù hợp, Việt Nam cũng có thể đạt được mục tiêu như vậy trong thời gian tới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, nội dung then chốt của việc tăng trưởng nhanh và bền vững chính là vấn đề năng suất lao động. Thực tế việc nâng cao năng suất vẫn còn là một thách thức lớn. Năm 2018 Chính phủ cùng các bộ, ban, ngành trung ương và địa phương sẽ cần tập trung xây dựng các chính sách giải quyết vấn đề này, bao gồm việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ và đổi mới nền giáo dục tương thích để cải thiện năng suất lao động.

Năm 2017, tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt 6,81%, là mức cao nhất trong 7 năm gần đây. Quy mô kinh tế đạt 5.007,9 nghìn tỷ đồng, tương ứng hơn 220 tỷ USD, kéo nợ công xuống 61%. Năm 2018, bên cạnh việc nâng cao năng suất lao động, việc áp dụng khoa học công nghệ trong các lĩnh vực, đặc biệt là thúc đẩy cách mạng công nghiệp 4.0 cần mạnh mẽ hơn, đặc biệt là phát triển nền kinh tế số hiện đại hoá.

Theo Thủ tướng, Chính phủ cũng đang hướng tới việc tái cơ cấu nền kinh tế mạnh mẽ hơn trong từng cấp, từng ngành, từng doanh nghiệp để nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời giảm chi phí tại các doanh nghiệp để giá thành có tính cạnh tranh cao hơn.

Phiên đối thoại chính sách cấp cao với những nhận định mạnh mẽ từ các lãnh đạo và các chuyên gia kinh tế

Cũng tại phiên đối thoại trong Hội thảo, ông Phùng Quốc Hiển - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội đã trả lời câu hỏi về yêu cầu hàng đầu để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững là tăng cường không gian tài khoá, nâng cao hiệu quả đầu tư công. Ông cho rằng, cần xây dựng chính sách tài khoá phù hợp để đảm bảo an ninh, an toàn tài chính quốc gia, nâng cao hiệu quả đầu tư công.

Dưới sự đề xuất của Chính phủ và Quốc hội, đã có một số dự án luật quan trọng về ngân sách nhà nước và nợ công được thông qua, trở thành nền tảng, khuôn khổ pháp lý giúp cho việc sử dụng tài sản công, đầu tư công cũng như hiệu quả nền kinh tế tăng lên một cách tích cực. Chỉ số ICOR của Việt Nam năm 2017 là 4,9%, giảm so với mức 5,15% năm 2016. Tuy rằng so với nhiều quốc gia phát triển, con số này vẫn còn ở mức cao, nhưng đây cũng là dấu hiệu khả quan.

Nhận xét về tiềm năng tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững tại Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đây là cuộc đua maraton đường trường, chứ không phải cuộc đua nước rút. Cần xây dựng thể chế phù hợp, duy trì sự ổn định của kinh tế vĩ mô cũng như tăng cường nội lực bằng chất lượng cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực để vượt qua các thách thức, đạt được mục tiêu cao nhất về tăng trưởng.

Hội thảo “Kinh tế vĩ mô - Đối thoại Chính sách: Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững cho Việt Nam: Những thách thức và động lực mới” là một trong những sự kiện quốc tế thuộc “Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018” do Ban Kinh tế Trung ương chủ trì, phối hợp cùng với một số bộ, ban, ngành và các tổ chức quốc tế tổ chức. Diễn đàn là sự tiếp nối thành công của năm 2017, thu hút gần 1500 đại biểu lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương và địa phương, các nhà khoa học, chuyên gia nghiên cứu trong và ngoài nước, doanh nghiệp, các hiệp hội và đại diện một số tổ chức phát triển quốc tế.