Tết của người vùng cao

TẾT NHẢY CỦA NGƯỜI DAO Người Dao ở Việt Bắc quan niệm rằng, ngày đầu năm không được làm việc, mà chỉ lo vui chơi, thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Nhà nào, nhà nấy được trang hoàng sáng sủa và dán n

Người Dao đón Tết bằng Tết nhảy gọi là “Nhiang Chăm Đao” để rèn luyện sức khoẻ và võ thuật, Tết nhảy thường được tổ chức trước Tết Nguyên đán khoảng vài ba hôm, thanh niên phải tập các điệu múa, điệu nhảy, làm gươm đao bằng gỗ để múa, mỗi người phải múa đến hàng trăm lượt trong tiếng trống, tiếng thanh la giục giã…

TẾT GIỌT NƯỚC CỦA NGƯỜI XƠ-ĐĂNG

Người Xơ-đăng ở Kontum ăn Tết rất giản dị và chỉ có hai tết chính là Tết Giọt Nước và Tết Lửa. Tết Giọt Nước vào khoảng tháng Ba dương lịch. Sau khi mãn mùa, người Xơ-đăng bắt đầu sửa sang lại các máng nước và tổ chức lễ “cúng máng” để cầu mong Thần nước (Yang Dak) ban cho dân làng năm mới được mùa, nước non đầy đủ.

Người trong buôn làng mang choé, nồi đồng ra tại các máng nước để lấy nước mang về nhà, đồng thời tổ chức ăn uống, vui chơi suốt mấy ngày liền.  Riêng lễ “Cúng máng nước” cho buôn làng thì được tổ chức tại nhà Rông, do thầy cúng tổ chức.

TẾT CỦA NGƯỜI H’MÔNG

Người H’Mông ở vùng cao Tây Bắc và Việt Bắc ăn Tết rất thịnh soạn, chẳng kém gì ở miền xuôi. Trong nhà được trang hoàng đủ màu sắc, nhưng màu đỏ là được ưa chuộng nhất.

Tết Nguyên đán của người H’Mông được gọi là Naox-Cha. Trong dịp này, ngoài một con lợn béo được chuẩn bị sẵn, người ta còn làm bánh bằng bột nếp, bánh chưng ít khi dùng.

 Tết của người H’Mông thường được tổ chức giữa mùa đông giá rét, trước hay sau Tết Dương lịch mấy hôm. Đêm giao thừa, người H’Mông thường cử con trai đi “mở nước”, tức là ra ngoài suối lấy nước về cúng tổ tiên.  

TẾT CỦA NGƯỜI CHĂM

Đồng bào Chăm còn gọi là Chàm, hiện đang sinh sống tại hai tỉnh Bình Thuận và Ninh Thuận, và một số ít tại Châu Giang (An Giang).

Cũng như các dân tộc khác, đồng bào Chăm cũng ăn Tết rất linh đình, nhộn nhịp. Hai lễ lớn nhất trong năm là Păng-Katê và Păng-Chabư được xem như cái Tết của họ.

Păng-Katê được tổ chức vào ngày mùng 7 tháng 1 theo âm lịch Chăm, khoảng tháng 9 dương lịch và Păng- Chabư được tổ chức vào ngày 16 tháng9 theo lịch Chăm, tức vào khoảng tháng 2, tháng 3 dương lịch.  

Ngày Tết, người Chăm theo đạo Hồi thường đến nhà thờ đạo Hồi để nghe các chức sắc đọc kinh Coran, cầu nguyện đấng Alah. Sau đó, các tín hữu ra sông, ra suối để tẩy uế những cái xui, cái xấu của năm cũ và rước cái tốt lành của năm mới.

Ngày mồng 2 Tết là ngày dành riêng cho các chức sắc ăn Tết tại nhà, qua ngày thứ 3 trở đi, cho đến ngày thứ 7, thứ 9 thì đến lượt mọi người tổ chức ăn Tết, lần lượt từ nhà này sang nhà khác. Tuy nhiên, mỗi gia đình chỉ chọn cho mình một ngày duy nhất trong khoảng thời gian quy định mà thôi.

Trong dịp Tết, người Chăm không có tục kiêng cữ, nên bạn bè, hàng xóm có thể đến chung vui với gia đình một cách thoải mái. Ngoài ra, người Chăm còn tổ chức các cuộc vui như thi uống rượu, bắn cung, ca hát… trong suốt những ngày lễ tết.

 

  • Tags: