Theo ông Jean Jacques Bouflet, Tham tán Công sứ Phái đoàn EU tại Việt Nam, để tận dụng các ưu đãi, cần sớm tham vấn DN cải thiện năng lực sản xuất. GSP có cơ cấu theo nhiều mức độ khác nhau và tùy thuộc vào trình độ phát triển của từng nền kinh tế để có mức thuế riêng. Việt Nam hiện đã đạt được mức phát triển kinh tế trung bình, nên dù vẫn được hưởng mức thuế quan ưu đãi theo GSP song không được đưa về mức bằng 0% như nhiều nước.
Tuy nhiên, ngược lại trong EVFTA, có một số mặt hàng hai bên đang xem xét để thương lượng và đàm phán nhằm đưa mức thuế quan về bằng 0%, trong đó có những ngành chắc chắn được hưởng lợi là dệt may, nên lợi ích mà các DN có được từ EVFTA sẽ cao hơn một chút so với GSP. Đặc biệt, theo quy định của GSP thì nếu các ngành hàng đạt được mức độ trưởng thành, tức tăng lên về thị phần khi XK vào EU thì sẽ không được hưởng ưu đãi nữa. Trong khi đó, với các cam kết của EVFTA, một khi đã được ký kết và thực thi thì DN sẽ được hưởng lợi mãi mãi.
Theo ông Jean Jacques Bouflet, khi các đối thủ cạnh tranh của Việt Nam bị loại khỏi GSP sẽ có không gian lớn hơn cho Việt Nam XK sang EU với mức ưu đãi mà các quốc gia kia không có. Tuy nhiên chúng ta cũng phải để ý đến vấn đề là Thái Lan cũng đang có những động thái đàm phán kí kết đàm phán FTA với EU, lúc đó Việt Nam được hưởng gì thì Thái Lan cũng được hưởng lợi kể trên và những lợi thế như vậy cũng không còn nữa.
Cắt giảm thuế quan về mức 0% cũng đồng nghĩa với những yêu cầu đặt ra cao hơn, như việc đáp ứng các quy tắc xuất xứ. Ví dụ như với da giày, dệt may, sợi, DN phải chứng minh được nguyên liệu được làm ở Việt Nam, với tỷ lệ trung bình là 55%, đây là thách thức lớn. Do đó, để DN có sự chuẩn bị tốt thì vai trò của các nhà đàm phán trong việc tham vấn với DN về khả năng đáp ứng theo yêu cầu của FTA là rất quan trọng.Với EVFTA, chắc chắn sẽ có những ngành cạnh tranh được, tiếp tục phát triển, còn một số ngành phải thu hẹp. Một số ngành do NK từ EU gia tăng nên sản xuất trong nước cũng sẽ giảm dần và biến mất. Lộ trình cắt giảm thuế và tự do hoá thương mại là 7 năm, là khoảng thời gian không dài. Thực tế, EU đã ký kết với một số thị trường, với những cam kết kéo dài đến 25 năm, nên với 7 năm thì liệu có đủ để cho các DN Việt Nam chuẩn bị hay không?
Vấn đề là nếu chúng ta không có đủ nguồn lực trong nước để có thể theo kịp những thay đổi trong FTA, vậy mô hình mà chúng ta đưa ra chắc chắn sẽ có nhiều tác động cho các ngành và DN. Đặc biệt là những ngành có ảnh hưởng trực tiếp như dệt may và da giày, có thể có sự chuyển dịch sản lượng sản xuất từ ngành này sang ngành khác, sự phân bổ về nguồn lực. Vấn đề đặt ra là Việt Nam phải có các biện pháp đi cùng để có thể điều chỉnh theo những thay đổi của hiệp định.
Hiện tại, Việt Nam đang có lợi thế về ngành dệt may và nông phẩm, bao gồm thủy sản như tôm và cá da trơn. Trong tương lai, khi EU dỡ bỏ bảo hộ thương mại đối với một số ngành nông sản trong nước như đường và gạo, chắc chắn Việt Nam còn có thêm lợi thế cho những ngành đó. Hiện Việt Nam đang là nước XK gạo hàng đầu thế giới nên chắc chắn các DN sẽ có cơ hội tận dụng những lợi ích từ việc EU bỏ thuế NK gạo.
Để doanh nghiệp Việt Nam có thể tận dụng tốt nhất những lợi thế khi Hiệp định được ký kết, ông Jean Jacques Bouflet khuyến nghị, DN Việt Nam phải có khả năng đương đầu với thách thức, đó là những quy chuẩn và tiêu chuẩn của EU. Người EU yêu cầu rất cao nên DN Việt Nam phải có khả năng đáp ứng những quy chuẩn, tiêu chuẩn đó thì mới có thể XK sang EU được. Thứ hai là DN phải có mạng lưới hợp tác, có như vậy DN mới có thể tận dụng được cơ hội từ FTA này.
Nếu EU chỉ chấp nhận xuất xứ từ Việt
Nam thì chắc chắn DN phải cải thiện sản xuất, nâng cao năng lực ở những công đoạn
khác, yêu cầu sản xuất theo chu trình khép kín. DN phải tính đến việc mở rộng hợp
tác với các nước trong khu vực nếu như quy tắc cộng gộp các xuất xứ được chấp
nhận.