Thái Lan, Indonesia và Malaysia ban đầu đồng ý cắt giảm xuất khẩu tổng cộng 300.000 tấn cao su
từ tháng 10/2013. Chương trình sẽ kết thúc vào tháng 3/2013 nhưng Thái Lan cho biết sẽ tiếp tục
kiềm chế xuất khẩu thêm hai tháng, tính đến cuối tháng 5.
"Không có lý do cho việc tiếp tục các biện pháp kiềm chế xuất khẩu vì tác động quá rất ít đối với
thị trường cao su. Giá đã tăng trở lại thông qua cơ chế thị trường", Amnuay Patise, cố vấn của Thứ
trưởng Bộ trưởng Nông nghiệp Thái Lan, người giám sát các vấn đề cao su cho biết.
Cao su tấm hun khói Thái Lan (RSS3) đạt mức cao kỷ lục 6,40 USD/kg trong tháng 2/2012 trước khi nhu
cầu toàn cầu yếu đẩy giá xuống còn 2,75 USD vào giữa năm 2012. Điều đó đã khiến ba nước sản xuất
cao su hàng đầu là Thái Lan, Indonesia và Malaysia đồng thuận cắt giảm xuất khẩu từ tháng
10/2012.
Chương trình cắt giảm này đã giúp Việt Nam vượt qua Malaysia để trở thành nước xuất khẩu cao su lớn
thứ ba thế giới năm 2012.
Giá cao su chỉ bắt đầu tăng trở lại trong tháng 4/2013, khi miền nam Thái Lan, khu vực cao su chính
của nước này bước vào mùa khô, khiến nguồn cung giảm đáng kể.
Giá cao su RSS3 Thái Lan đạt 3.00 USD/kg vào thứ năm (23/5).
"Tôi nghĩ rằng giá hiện nay là chấp nhận được, và cả người mua và người bán đều hài lòng. Vì vậy,
tốt nhất là chính phủ để cho giá biến động tự do ", một thương nhân ở Hat Yai, Thái Lan cho
biết.
Thương nhân cho biết giá cao su vật chất dự kiến sẽ vẫn được hỗ trợ do nguồn cung cấp vẫn ở mức
thấp, mặc dù nông dân tiếp tục khai thác trở lại vào cuối tháng tư, khi mùa khô đã kết thúc.
Thái Lan sẽ không giảm xuất khẩu cao su
TCCT
Thái Lan sẽ không hạn chế thêm xuất khẩu cao su khi hết hạn chương trình vào ngày 31/5, một quan chức chính phủ cho biết hôm 23/5.