Hiệu quả từ những đề án
Phát triển kinh tế nông thông không đơn thuần là phát triển nông nghiệp, mà cần có sự tham gia của các ngành nghề CN - TTCN. Xác định tầm quan trọng về việc phát triển công nghiệp tỏng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, năm 2008, Trung tâm khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Bình THuận (TTKC Bình Thuận) đã phối hợp với Phòng Công Thương, Phòng Kinh tế các huyện, thị và thành phố cùng các doanh nghiệp trên địa bàn triển khai các lớp đào tạo nghề mới cho lao động, nhằm nhân rộng nghề mới cho các doanh nghiệp làng nghề, đồng thời, làm giảm lao động dôi dư, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH công nghiệp nông thôn. Với 2 nguồn kinh phí khuyến công, TTKC đã đào tạo thành nghề cho 751/1.215 học viên (đạt 62% kế hoạch) gắn với nhu cầu sử dụng của các doanh nghiệp, trong đó có 27 học viên là đồng bào dân tộc thiểu số. Các ngành nghề đào tạo khá đa dạng, như: 19 lớp may công nghiệp gồm 586 học viên; 2 lớp đan lục bình, bẹ chuối với 80 học viên; 1 lớp đan lá buông với 40 học viên; 1 lớp chế tác gỗ mỹ nghệ với 10 học viên; 1 lớp làm vỏ sò ốc mỹ nghệ với 8 học viên; 1 lớp dệt vải thổ cẩm với 20 học viên và 1 lớp chế tác vải thổ cẩm với 7 học viên. Đây thực sự là một thành công lớn của khuyến công Bình THuận, là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực bởi không những tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, mà còn góp phần ổn định đời sống của người dân nơi đây.
.........