Thông tin chung đề tài:
Lĩnh vực:
Mã đề tài:
Tác giả: ThS. Phan Hữu Thắng1; ThS. Đào Hữu Mạnh1;
Đơn vị: 1 Viện Nghiên cứu Cơ khí, Bộ Công Thương
Nội dung chính của giải pháp/nghiên cứu
Tính toán được công nghệ nhập xi măng từ tàu biển qua hệ thống đường ống thép dài khoảng 1000m; sơ đồ tuyến ống để đáp ứng yêu cầu về bơm cấp của chủ đầu tư; Hệ thống rút liệu đáy silo chứa vận chuyển và xuất xi măng rời cho xe bồn; Hệ thống điều khiển tự động hóa trạm; Hệ thống lọc bụi túi đảm bảo quá trình nhập/ xuất xi măng không xảy ra hiện tượng bụi ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
- Tính toán thiết kế silo thép với sức chứa đến 3500 Tấn, nghiên cứu, lắp đặt các ống cong bằng vật liệu chịu mài mòn Cast Basalt cho các cút cong chuyển tiếp trong hệ thống nhập/ xuất xi măng từ tàu biển với chi phí rẻ hơn nhiều so với vật liệu thép hợp kim hay vật liệu gốm chịu mài mòn.
- Thiết lập được phần mềm điều khiển PLC S7-300, phần mềm điều khiển SCADA Win CC cho trạm phân phối, các thông tin được tự động và giám sát trực tuyến toàn thời gian ở tại Trạm phân phối cũng như ở tại trụ sở Công ty xi măng Nghi Sơn ở Hà Nội.
Mục tiêu giải pháp/nghiên cứu
Xây dựng một số trạm phân phối xi măng rời với công suất chứa: 7000 tấn xi măng, Trạm phải tiếp nhận được tàu chở hàng ≥ 10.000- 30.000 tấn; Trạm có năng suất xuất xi măng 300 tấn/h; Hệ thống có thể xuất hàng tự động và quản lý dữ liệu xuất hàng cũng như tại công ty có thể giám sát trực tuyến toàn thời gian; Đảm bảo an toàn tuyệt đối khi thực hiện xây dựng trạm cũng như đảm bảo các chỉ tiêu môi trường tại địa phương xây dựng.
Kết quả nghiên cứu/giải pháp
- Các thiết bị của Trạm phân phối xi măng đạt trình độ hiện đại nhất tại thời điểm hoàn thành (năm 2018).
- Silo thép có sức chứa lớn nhất tại Việt Nam ở thời điểm hoàn thành (sức chứa hơn 3500 tấn), hệ thống đường ống tiếp nhận xi măng có năng suất 400 t/h; Hệ thống vận chuyển và xuất xi măng rời cho xe bồn có năng suất đạt 300 tấn /h.
- Mang lại doanh thu hơn 80 tỷ cho Viện Nghiên cứu Cơ khí, tạo công ăn việc làm cho khoảng 150 người lao động, đào tạo được một đội ngũ kỹ sư cho Viện Nghiên cứu Cơ khí, đặc biệt là nhóm kỹ sư điện - tự động hóa. Góp phần giảm chi phí ngoại tệ phải chi trả cho nước ngoài nếu nhập toàn bộ thiết bị.
- Giúp Viện Nghiên cứu Cơ khí khẳng định được một sản phẩm đưa vào thương mại hóa trong ngành sản xuất xi măng cũng như ngành vật liệu xây dựng.
- Hệ thống này có thể áp dụng được cho tất cả các ngành cần vận chuyển các vật liệu dạng bột hoặc hạt nhỏ.