Thủ tướng: Chiến lược 3C giúp GMS không ngừng mở rộng quy mô

Tại phiên toàn thể bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh hợp tác tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng (GMS) mở rộng lần thứ 6 diễn ra vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã khẳng định: GMS đã đang và sẽ tiế
p.p1 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545} p.p2 {margin: 0.0px 0.0px 0.0px 0.0px; font: 12.0px 'Helvetica Neue'; color: #454545; min-height: 14.0px}

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trong 25 năm vừa qua, hợp tác GMS đã không ngừng mở rộng về quy mô, đi sâu về nội dung, khẳng định được bản sắc riêng là một cơ chế hợp tác khu vực có uy tín với chiến lược 3C “Kết nối - Cộng đồng - Cạnh tranh” (Connectivity - Community - Competitiveness). Hàng trăm dự án với tổng vốn trên 21 tỷ USD đã được triển khai trong nhiều lĩnh vực từ giao thông, năng lượng, viễn thông đến thương mại, nông nghiệp và môi trường. Nhiều chiến lược hợp tác tổng thể với tầm nhìn dài hạn, như hành lang kinh tế Đông - Tây (EWEC), Bắc - Nam (NSEC) và phía Nam (SEC) đã được xây dựng và triển khai.

Trên cơ sở hợp tác hiệu quả 25 năm qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh một số nội dung hợp tác GMS cần chú trọng để cùng phát triển trong tương lai.

Từng là khu vực của những quốc gia nghèo khó, chậm phát triển và biệt lập trong thế kỷ trước, đến nay GMS đã vươn lên bằng sự quyết tâm và đồng lòng của các Chính phủ cũng như người dân trong toàn khu vực, tự hào có những nền kinh tế rộng lớn, sôi động với tầng lớp trung lưu ngày càng phát triển. Đồng thời, Thủ tướng cũng bày tỏ sự cảm ơn đối với những nỗ lực đồng hành quý báu, hiệu quả của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Ngân hàng Thế giới (WB) và các đối tác phát triển đã dành cho khu vực Mekong nói chung và Việt Nam nói riêng trong quá trình xây dựng một tiểu vùng Mekong hòa bình, thịnh vượng và phát triển bền vững.

Luôn coi trọng và tích cực tham gia hợp tác GMS trong suốt những năm vừa qua, Việt Nam vẫn nỗ lực thuận lợi hóa thương mại và đầu tư song song bảo vệ môi trường và tài nguyên, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đã có nhiều công trình kết nối giữa Việt Nam và các nước GMS cho thấy những hiệu quả bước đầu như EWEC, SEC, hệ thống cầu đường kết nối Đồng bằng Sông Cửu Long hay cao tốc Nội Bài - Lào Cai - Vân Nam,…

Tuy vậy, trong bối cạnh GMS đang bước sang một giai đoạn phát triển mới với những cơ hội và thách thức chưa từng có, các nước thành viên cần có cách tiếp cận sáng tạo và tầm nhìn dài hạn, tổng thể hơn nữa, nhằm phát huy nội lực của từng quốc gia đồng thời liên kết chặt chẽ, hiệu quả tạo nên sự cộng hưởng về sức mạnh của cả khu vực trong tăng trưởng nhanh, phát triển đồng đều cả kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.

Hướng tới sự hợp tác hiệu quả hơn nữa của khu vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng cần chú trọng phát triển hạ tầng cơ sở, đẩy mạnh kết nối khu vực để bảo đảm thông suốt trong GMS cũng như giữa GMS với các khu vực bên ngoài, đặc biệt chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng “chất lượng, xanh và thông minh” đi cùng với phát huy tối đa hình thức kết nối đa phương thức một cách hài hòa là đường bộ, đường sắt, hàng không, hàng hải và đường thủy để các hành lang kinh tế đạt hiệu quả cao nhất trong giai đoạn mới.

Các nước thành viên GMS cần có cách tiếp cận sáng tạo và tầm nhìn dài hạn, tổng thể nhằm phát huy nội lực của từng quốc gia, cộng hưởng nên sức mạnh của cả khu vực.
Theo Ủy ban kinh tế xã hội châu Á - Thái Bình Dương của Liên hợp quốc (UNESCAP), khi đạt 10% tăng trưởng về thông tin viễn thông sẽ tăng thêm khoảng 1,34% giá trị GDP bình quân đầu người, trong khi kết nối hiệu quả mạng lưới truyền tải điện và sử dụng công nghệ mới về lưu trữ điện sẽ giảm sức ép phải xây nhà máy điện mới. Do đó, các nước trong GMS cũng cần tăng cường kết nối thông tin - viễn thông và năng lượng, nhằm nâng cao tối đa hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên và quản lý sản xuất kinh doanh.

Với đặc trưng khu vực GMS là các quốc gia khá tương đồng về nhiều mặt hàng, sản phẩm, nhất là nông lâm thủy sản, Thủ tướng nhận định “kết nối tương hỗ” về thương mại - đầu tư là vấn đề cần được tập trung thúc đẩy mạnh mẽ, tạo cơ sở để kết nối tốt hơn giữa các nhà đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh để giảm sự cạnh tranh lẫn nhau, nâng cao năng lực cạnh tranh khu vực. Không chỉ vậy, GMS cũng cần phát huy tốt hơn cơ chế hợp tác mở với sự tham gia của các quốc gia, các đối tác phát triển, các định chế tài chính quốc tế và cộng đồng doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho tất cả, từ đó phối hợp với các cơ chế hợp tác tiểu vùng khác như Hợp tác Mekong Lan Thương (MLC), Ủy hội Mekong quốc tế (MRC), Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI),… và với ASEAN, Liên hợp quốc,… để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức và tối ưu nguồn lực phát triển.

Đặc biệt, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là một trong những yêu cầu cấp bách trong bối cảnh lan tỏa của cách mạng 4.0, trong khi lực lượng lao động giản đơn, năng suất thấp vẫn còn chiếm tỷ lệ cao tại các nước trong GMS. Chỉ khi tạo được đột phá về phát triển nguồn nhân lực, khu vực GMS mới có thể nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế.

Cũng theo người đứng đầu Chính phủ Việt Nam, GMS cần được xây dựng thực sự là một cộng đồng cùng chung lợi ích, cùng nhau ứng phó, giải quyết các thách thức chung. Điều này rất cần sự hợp tác chân thành, thẳng thắn, từ đó tạo niềm tin để cùng nhau hành động hiệu quả hơn.

Kết thúc Hội nghi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch ADB Takehiko Nakao đã chủ trì buổi họp báo trả lời các câu hỏi về việc hợp tác phát triển của GMS

Trả lời báo chí trong buổi họp báo ngay sau Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh GMS6 đã đạt được những dấu ấn nổi bật, thể hiện đầu tiên qua số lượng đại biểu tham dự. Lần đầu tiên, Hội nghị thu hút đông đảo sự quan tâm đến vậy, hơn 2.000 đại biểu tham dự bao gồm các đoàn ngoại giao, đầy đủ lãnh đạo các nước trong GMS và các cơ quan đối tác phát triển kinh tế như ADB và WB. Đặc biệt, có tới hơn 400 phóng viên đại diện cho các hãng thông tấn, báo chí lớn của cácr Việt Nam và các nước thành viên GMS liên tục cập nhật thông tin rộng và sâu về Hội nghị, con số gấp đôi dự kiến ban đầu của Ban tổ chức.

Sáng kiến của Việt Nam trong việc lần đầu tiên tổ chức một sự kiện quy mô lớn cho khu vực nhằm phát huy sự tham gia mạnh mẽ hơn của các đối tác phát triển và đặc biệt là khu vực tư nhân vào hợp tác GMS đã thực sự thu hút các doanh nghiệp Việt Nam và quốc tế, hàng nghìn người đại diện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư đã thảo luận nghiêm túc với các đối tác để hướng đến mối quan hệ hợp tác thực chất và hiệu quả.

Quan trọng hơn hết, Hội nghị tạo cơ hội để chúng ta cùng nhìn lại những gì đã làm được trong 1/4 thế kỷ qua, từ đó đề ra những định hướng hợp tác lớn trong trung hạn và khởi động tiến trình hợp tác dài hạn bằng việc thông qua 3 văn kiện quan trọng.

Hội nghị Thượng định Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng GMS6 đã thông qua 3 văn kiện lớn bao gồm:

(i) Tuyên bố chung của Hội nghị thể hiện cam kết chính trị, quyết tâm của các nước GMS nâng cao vai trò của cơ chế hợp tác này;

(ii) Kế hoạch hành động Hà Nội 2018 - 2022 căn bản định hướng các lĩnh vực trọng tâm trong năm tới, bao gồm việc thúc đẩy mở rộng mạng lưới hành lang kinh tế hiện nay;

(iii) Khung đầu tư tiểu vùng 2022 RIF-22 với tổng định mức hơn 220 chương trình, dự án đầu tư và hỗ trợ kỹ thuật với tổng trị giá lên tới khoảng 66 tỷ USD.

Đồng thời, Hội nghị tạo tiền đề cho việc khởi động việc xây dựng Tầm nhìn Hợp tác GMS đến 2030, với nhiệm vụ chính là nâng cao năng lực cạnh tranh, đồng thời hỗ trợ các nước GMS tham gia ngày càng sâu, hiệu quả vào chuỗi giá trị toàn cầu và tăng cường phối hợp ứng phó với thách thức chung của khu vực, đặc biệt là biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường.


Với sự thành công của Hội nghị trong việc mang lại niềm tin, định hướng hợp tác rõ nét trong các lĩnh vực, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, GMS sẽ tự tin tiếp tục tiến bước với vai trò là cơ chế hợp tác đầu tiên, có vai trò chủ chốt ở khu vực Mekong vì hòa bình, phát triển bền vững mang lại thịnh vượng cho mọi người dân.

Thy Thảo