1. Tiềm năng về đất: Phú Thọ là tỉnh có quỹ đất tương đối thuận lợi cho sản xuất nhưng mới sử dụng được khoảng 67,8% tiềm năng đất nông – lâm nghiệp. Chính vì vậy, trong những năm qua, ngành nông nghiệp Phú Thọ đã nỗ lực, phấn đấu đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hoá các loại hình canh tác cho phù hợp với địa hình của tỉnh trung du, miền núi, tích cực trồng cây nguyên liệu giấy trên diện tích đất trống đồi núi trọc.

2. Tài nguyên nước:

a. Nguồn nước mặt: Với 3 con sông lớn chảy qua (sông Hồng, sông Đà, sông Lô) và 130 sông suối nhỏ cùng hàng nghìn hồ, ao lớn, nhỏ phân bố đều khắp trên lãnh thổ tỉnh, Phú Thọ có nguồn nước mặt rất lớn, bảo đảm cho sự phát triển kinh tế- xã hội.

b. Nguồn nước ngầm: Nước ngầm phân bố ở các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Đoan Hùng, Hạ Hào và thị xã Phú Thọ với lưu lượng khác nhau. ở La Phù- Thanh Thuỷ có mỏ nước khoáng nóng, chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, mở ra triển vọng lớn cho phát triển du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh quy mô lớn.

3. Tiềm năng về khoáng sản:

Trên địa bàn Tỉnh có 215 mỏ và điểm quặng, trong đó có 20 mỏ lớn và vừa, 50 mỏ nhỏ và 143 điểm quặng với các khoáng sản chính là: Cao lanh, fenspat (trữ lượng 30,6 triệu tấn, chất lượng tốt); pyrít, quarzit, đá xây dựng (55 khu vực, trữ lượng 935 triệu tấn); cát, sỏi khoảng 100 triệu m3 và nước khoáng nóng.

4. Tài nguyên rừng: Tính đến năm 2004, toàn tỉnh có 164.856,91 ha đất lâm nghiệp, trong đó có rừng tự nhiên 59.157,62 ha, còn lại là rừng trồng. Trữ lượng gỗ ước khoảng 3,5 triệu m3 với hệ thực vật rất phong phú và đa dạng, gỗ có từ nhóm 1 đến nhóm 8. Hiện tại, gỗ làm nguyên liệu giấy có thể đáp ứng được 30% yêu cầu của Nhà máy Giấy Bãi Bằng. Nghề rừng đã thu hút gần 5 vạn lao động và đang dần dần lấy lại vị trí quan trọng trong nền kinh tế của Tỉnh.

5. Tiềm năng công nghiệp chế biến:

Chè là cây kinh tế mũi nhọn và là cây công nghiệp truyền thống vừa là cây có giá trị kinh tế xuất khẩu của Phú Thọ. Vùng chè tập trung có hàng hóa lớn phân bổ chủ yếu ở 8 huyện (Đoan Hùng, Thanh Ba, Hạ Hoà, Phù Ninh, Cẩm Khê, Thanh Sơn, Yên Lập, Thanh Thuỷ) chiếm trên 90% diện tích chè toàn tỉnh. Quy mô diện tích chè năm 2005 đạt 12,62 ngàn ha, tăng 49% so với năm 2001 (bình quân tăng 10,69%năm). Năm 2005, sản lượng chè búp tươi đạt 69,5 ngàn tấn, tăng 38,2 ngàn tấn so với năm 2001, chè qua chế biến (kể cả thu mua nguyên liệu từ bên ngoài của các liên doanh) đạt 33,25 ngàn tấn, trong đó tham gia xuất khẩu đạt 9,05 ngàn tấn.

Cây nguyên liệu giấy được coi là lợi thế, tập trung ở 9 huyện (trừ Lâm Thao, Việt Trì và thị xã Phú Thọ), quy mô diện tích qua các năm tương đối phát triển, từ 17 ngàn ha (trước năm 2001) lên 25-30 ngàn ha năm 2005, cung cấp 120 ngàn tấn nguyên liệu cho chế biến giấy (năm 2005).

 

 

 

 

Thực trạng và dự kiến sử dụng tài nguyên đất đến năm 2010 và 2020

 

STT

Hạng mục

2005

2010

2015

 

Tổng diện tích tự nhiên

100,0

100,0

100,0

1

Đất nông nghiệp

28,0

27,0

26,0

2

Đất lâm nghiệp

46,8

50,1

53,6

3

Đất thổ cư và xây dựng trong khu vực đô thị

0,3

0,3

0,3

4

Đất thổ cư và xây dựng trong khu vực nông thôn

2,2

2,5

2,8

5

Đất chuyên dùng

5,8

7,0

8,4

6

Đất sử dụng mục đích khác

6,5

6,5

6,5

7

Đất chưa sử dụng

10,2

6,6

4,2

 

 

Tổng hợp các loại khoáng sản đặc trưng của Phú Thọ

 

STT

Tên khoáng sản

Đơn vị tính

Tổng trữ

lượng

Trữ lượng công nghiệp

Điều kiện khai thác

Tổng số

Đã khai thác

Chưa khai thác

1

Kao lanh

Tr.tấn

25,6

20,6

1,0

19,6

Thuận lợi

2

Fenspat

Tr.tấn

5,0

4,0

0,5

3,5

Thuận lợi

3

Quarzit

Tr.tấn

10,0

8,0

0,5

8,0

Thuận lợi

4

Talc

Tr.tấn

0,1

0,07

0,5

0,07

Thuận lợi

5

Đá vôi

Tr.tấn

935,0

900,0

2,0

898,0

Thuận lợi

6

Nước khoáng nóng

Triệu lít

48,0

45,0

2,5

42,5

Thuận lợi

  • Tags: