Tiếp thị hàng may mặc vào thị trường Pháp

Để tiếp cận thị trường may mặc tại Pháp, doanh nghiệp xuất khẩu cần nghiên cứu kỹ về dung lượng, nhu cầu, sở thích, xu hướng thị trường... Một số nguồn thông tin hữu ích có thể tam khảo thêm về thị tr

           

            - Tin thời trang hàng ngày (Fashion Daily News) - www.fashion-dailynews.com.

            - Tạp chí thương mại Pháp về hàng dệt may; Journal du Textile - www.journaldutextile.com.

            - Các báo, tạp chí về đồ lót như Créatiens Lingerie - www.creations-lingerie.com và Officiel de la Lingerie (4 số/năm), về hàng thể thao; Tech-Style (1 số/năm).

            - Lumière - www.lumiere.com

            - Hướng dẫn thời trang (Fashion Guide) - www.fashionguide.com

            - Thông tin dệt may từ Pháp - www.bharattextile.com/news/bycountry/FRANCE

            - Tạp chí thương mại dệt may của Pháp - www.journaldutextile.com.

            Có khá nhiều sự kiện về thời trang và dệt may ở Pháp mà doanh nghiệp xuất khẩu nên cân nhắc tham gia để tìm hiểu thêm về thị trường cũng như tiếp cận các đối tác thương mại tiềm năng tại Pháp. Một số sự kiện nổi bật là Whos Next (www.whosnext.com/online/accueil.html); Rendez-Vous (www.rendez-vous-paris.com), Paris sur Mode (www.parissurmode.com), Workshop (www.workshopsalons.com), Interselection (www.interselection.net), Interfilière Vision (www.premierevision.fr), Fatex (www.fatex.fr), Expofil (www.expofil.com), Mode City (về đồ bơi và đồ lót) (www.mode-city.com), Tissu Premier (www.future-tissupremier.com), Lyon, mode city (về đồ bơi và đồ lót) (www.lyonmodecity.com), Salon Interna tional de la lingerie (www.lingerie-paris.com), Première Classe (www.premiere-classe.com), Éclat de mode (www.bijorhca.com), Trano (www.tranoi.com), Midec (www.midec.com), Maison& Objets (www.maison-objet.com)...

            Có 3 kênh chính để đưa hàng may mặc vào thị trường Pháp là thông qua đại lý bán hàng, nhà phân phối hoặc chi nhánh. Xuất khẩu thông qua một nhà phân phối hoặc đại lý bán hàng là thông lệ phổ biến.

            Đại lý bán hàng làm việc với các nhà bán lẻ và người tiêu dùng để quảng bá cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Hoa hồng đại lý cho hàng may mặc và phụ kiện thời trang ở Pháp khoảng 15 - 20%, và các đại lý sẽ thường yêu cầu được làm đại diện độc quyền.

            Nhà phân phối mua sản phẩm từ nhà sản xuất, sau đó thêm 30 - 40% vào giá để bao gồm hoa hồng, rủi ro tín dụng, dịch vụ sau bán hàng, và chi phí duy trì hàng tồn nhằm đáp ứng những đơn đặt hàng số lượng nhỏ. Thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế nhập khẩu thường được trả bởi nhà phân phối. Nhiều doanh nghiệp nước ngoài còn thông qua các nhà phân phối để giới thiệu những sản phẩm sử dụng công nghệ mới hoặc thiết kế mới.

            Hàng may mặc ở Pháp được bán lẻ qua nhiều hệ thống khác nhau. Năm 2007, các chuỗi cửa hàng chuyên doanh chiếm 26% thị phần hàng may mặc ở Pháp. Cửa hàng bách hóa tổng hợp chiếm 21% và đã giảm 3% thị phần trong vòng 10 năm trở lại đây. Các cửa hàng độc lập xuất hiện từ những năm 1990 và dành được tầm quan trọng ở thị trường Pháp với chiến dịch tăng khối lượng và cắt giảm chi phí để nhập khẩu hiệu quả với quy mô lớn, chiếm 17%. Kênh bán hàng theo thư đặt hàng chiếm 8% với những công ty hàng đầu là La Redoute và 3 Suisses. Các cửa hàng thể thao đang trở nên nổi tiếng với 8% thị phần. Các kênh phân phối khác như bán hàng trực tiếp từa nhà máy, bán hàng qua điện thoại và Internet... chiếm 8% và đang trở nên phổ biến, trong đó Internet chiếm 3% thị phần. Lợi nhuận bán lẻ của các kênh này trung bình là 2,5 lần (250%) đối với quần áo và 3,5 lần (350%) đối với phụ kiện thời trang. Một vài chuỗi cửa hàng bán lẻ chính hàng may mặc ở Pháp là Promod (www.promod.com), Etam (www.etam.com), Pimkie (www.pimkie.fr), Petit Bateau (www.petit-bateau-com), Naf Naf (www.nafnaf.fr). Những cửa hàng bách hóa tổng hợp nổi tiếng kinh doanh hàng may mặc ở Pháp là Galeries Lafayette (www.galerieslafayette.fr), Le Printemps (www.printemps.fr), Le Bon Marché (www.lebonmarche.fr) và Le Bazar de Hotel de Ville (www.bhv.fr).

            Năm 2007, Liên đoàn Nhượng quyền kinh doanh Pháp (French Franchise Federation) báo cáo rằng các ngành hàng phục vụ tiêu dùng cá nhân bao gồm quần áo phụ nữ, quần áo nam giới, quần áo trẻ em, quần áo thể thao, đồ da và phụ kiện, đồ lót và kính đeo mắt chiếm 257 cửa hàng nhượng quyền, đại diện cho 15,5% tổng số cửa hàng nhượng quyền ở Pháp.

 

  • Tags: