Trước đó, Serumpun Tin đã muốn tham gia giao dịch trên Sàn
giao dịch tương lai Jakarta (JFX). Tuy
nhiên, theo ông Tjahyono Mukmin, chủ tịch của Tin , sàn JFX hiện không được cho
phép giao dịch thiếc do đó hoạt động kinh doanh của Serumpun Tin đã buộc phải
ngưng lại. Ông Rustam Effendi, thống đốc bang Bangka Belitung – vùng khai thác
thiếc lớn nhất tại Indonesia cho biết sẽ ủng hộ các nhà luyện kim tham gia giao
dịch trên sàn ICDX nếu khung pháp lý liên quan đến giao dịch thiếc rõ ràng. Nếu điều này được thực hiện, tình trạng căng thẳng nguồn cung thiếc trong giai đoạn vừa qua có thể được giảm bớt.
Kể từ ngày 30/8, Chính phủ Indonesia đã yêu cầu thiếc khai thác tại Indonesia phải giao dịch nội địa trước khi được xuất khẩu. Quy định mới của Indonesia đã làm sụt giảm nguồn cung thiếc ra thị trường. Lượng thiếc xuất khẩu của Indonesia trong tháng 9/2013 vừa qua đã giảm 88% so với tháng 8/2013 và giảm 92% so với tháng 9/2012. Quy định này đã khiến thị trường trở nên rối loạn và lo ngại thiếu hụt nguồn cung thiếc, qua đó đẩy giá thiếc giao tương lai lên mức cao nhất trong vòng 6 tháng.
Hiện tại, chỉ có duy nhất sàn ICDX được phép giao dịch thiếc tại Indonesia, điều này đã gây khó khăn cho nhiều nhà luyện kim tại Indonesia trong việc xuất khẩu thiếc khi chưa phải là thành viên của ICDX. Hãng PT Timah, hãng khai thác và xuất khẩu thiếc lớn nhất Indonesia, đã buộc phải tuyên bố tình trạng bất khả kháng – tình trạng pháp lý cho phép công ty chậm giao hang – sau khi quy định mới của Indonesia có hiệu lực do một số khách hàng mua thiếc vẫn chưa là thành viên của sàn ICDX do đó hoạt động giao dịch không được thực hiện.
Theo số liệu tổng hợp của hãng tin Bloomberg, từ ngày 30/8/2013 đến ngày 30/9/2013, chỉ có 820 tấn thiếc được giao dịch trên sàn ICDX. Trong tháng 9/2013 – thời điểm Chính phủ Indonesia bắt đầu kiểm soát hoạt động xuất khẩu, lượng thiếc được Indonesia xuất khẩu chỉ đạt 786 tấn, thấp hơn nhiều con số 9.874 tấn trong tháng 9/2012, giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2007. Trong năm 2012, Indonesia đã xuất khẩu được 98.817 tấn thiếc - theo số liệu của Bộ Thương mại Indonesia. Hiện nguồn cung thiếc từ Indonesia chiếm tới 40% lượng thiếc xuất khẩu trên toàn cầu.
Lượng thiếc xuất khẩu của Indonesia có thể tăng lên nếu nhiều nhà luyện kim tham gia giao dịch trên sàn ICDX. Trong ngày 9/10, giám đốc sàn JFX M. Bihar Sakti Wibowo cho biết, sàn JFX đang tái nộp đơn xin phép giao dịch thiếc sau khi bị bác bỏ trước đó.
Ông Tjahyono Mukmin cho biết: “Chúng ta không thể ngăn cản các nhà luyện kim thuộc Serumpun Tin nếu như họ muốn được giao dịch trên sàn ICDX”. Nhóm các nhà luyện kim Serumpun Tin có thể tham gia sàn ICDX nếu Cơ quan quản lý kinh doanh hang hóa tương lai Indonesia bác bỏ đơn xin phép của sàn JFX lần nữa. Ông Tjahyono Mukmin cũng cho biết, hiện Serumpun Tin có 7.000 tấn thiếc thỏi trong các kho chứa không xuất khẩu được.
Vào ngày 4/10/2013, giá thiếc trên Sàn giao dịch kim loại London (LME) đã tăng lên mức 24.000 USD/tấn, mức cao nhất kể từ ngày 15/3/2013 do thị trường longaij thị trường sẽ thiếu hụt nguồn cung thiếc. Theo nhận định của tập đoàn tài chính Commerzbank AG, việc Indonesia thay đổi quy định xuất khẩu với mức thiếc xuất khẩu thấp có thể tạo ra tình trạng “nút thắt cổ chai” trên thị trường thiếc.
Ông Peter Kettle, trưởng ban nghiên cứu và thống kê thị trường tại Viện nghiên cứu thiếc quốc tế (ITRI) nhận định: “Vấn đề lớn nhất là đối với các nhà mua hàng tại khu vực Châu Á, trong một số trường hợp, nguồn cung thiếc từ Indonesia chiếm đến 2/3 nguồn cung thiếc của các nhà mua hang. Đối với một số nơi như Nhật Bản, Hàn Quốc, nguồn cung thiếc từ Indonesia đóng vai trò tối quan trọng và không có các đủ nguồn cung khác để thay thế nguồn cung từ Indonesia.”
Các nhà mua hàng kim loại thiếc đang trở nên lo ngại về tình hình đảm bảo nguồn cung thiếc ra thị trường trong những tháng tới. Hơn một nửa lượng thiếc trên toàn cầu được sử dụng làm thiếc hàn dùng trong các đồ điện tử, tạo ra các bảng mạch. Thiếc cũng được sử dụng rộng rãi trong việc sản xuất bao bì thực phẩm.
Một số dự báo giá thiếc từ các tập đoàn tài chính lớn hiện đang trái ngược nhau. Chuyên gia phân tích Stephen Briggs thuộc Công ty dịch vụ tài chính BNP Paribas SA (Pháp) dự báo giá thiếc sẽ đạt mức trung bình 25.000 USD/tấn trong năm 2014. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích từ tập đoàn tài chính Credit Suisse AG (Thụy Sĩ) và Citigroup (Mỹ) dự báo sẽ thiếc sẽ đạt trung bình: 21.750 USD/tấn và 22.375 USD/tấn trong năm 2014.
Giá thiếc giao sau 3 tháng (giá chào bán) trên sàn LME (1 - 25/10)Ông David Wilson, giám đốc bộ phận chiến lược và nghiên cứu kim loại tại Citigroup nhận định: “Ngày càng có nhiều công ty trở thành thành viên và tham gia giao dịch thiếc trên sàn ICDX, vì thế hoạt động giao dịch thiếc sẽ được đẩy nhanh và lượng thiếc xuất khẩu sẽ tăng lên. Điều này sẽ giúp giá thiếc giảm xuống trong thời gian ngắn nhất”. Một số chuyên gia cũng nhận định, Indonesia không thể một mình giữ giá thiếc lên cao hơn nữa, trên thị trường hiện có các nhà cung cấp cạnh tranh với Indonesia.
Một vài nhà mua hàng đang chờ đợi với hy vọng Indonesia sẽ nới lỏng quy định xuất khẩu nhằm giúp các nhà sản xuất của nước này khi họ không thể xuất khẩu được thiếc.
Chuyên gia phân tích Leon Westgate thuộc tập đoàn tài chính Standard Bank (Anh) nhận định: “Mọi người trên thị trường đang lo lắng nhưng không tỏ ra hoảng loạn bởi vì các dữ liệu lịch sử gần đây có thể cho thấy Indonesia sẽ tìm ra cách giải quyết tình trạng này – vấn đề chỉ là mất bao lâu".