Trung tâm An toàn Mỏ: Vì sự an toàn cho người thợ lò

Trung tâm An toàn Mỏ (thuộc Viện Khoa học công nghệ Mỏ) được thành lập từ tháng 10-2002, có nhiệm vụ nghiên cứu quá trình, sự ảnh hưởng và các giải pháp, kỹ thuật, công nghệ để ngăn ngừa, kiểm soát, h

Chức năng nhiệm vụ được giao là rất lớn và quan trọng, trong khi cả đơn vị vẻn vẹn chỉ có 32 người, nhưng năm 2003-2004, được sự giúp đỡ của lãnh đạo Viện Khoa học công nghệ Mỏ, Trung tâm vừa ổn định tổ chức, bộ máy, vừa xây dựng và hoàn thiện quy trình làm việc, đồng thời đầu tư mua sắm trang thiết bị và triển khai công tác khảo sát, nghiên cứu, ứng dụng công nghệ, thực hiện các công tác bảo đảm an toàn tại một số mỏ hầm lò ngành Than và bước đầu thu được kết quả tốt.

Tuy nhiên, năm 2005 mới là năm CBCNV Trung tâm thực hiện một khối lượng lớn công việc, với 7 hạng mục quan trọng trong tổng thể Dự án “Trung tâm quản lý khí mỏ than Việt Nam”, bao gồm: Công nghệ đánh giá hàm lượng khí CH4 trong các vỉa than tại hiện trường; Công nghệ kiểm soát và phân tích mạng thông gió mỏ; Công nghệ quan trắc tập trung mỏ hầm lò; Công nghệ kiểm định đánh giá tính năng phòng nổ của các thiết bị mỏ hầm lò; Công nghệ cấp cứu mỏ; Công nghệ giáo dục và đào tạo về an toàn mỏ; Hệ thống tổ chức và pháp lí cho việc quản lý an toàn mỏ. Trong đó đã đào tạo được 70 kỹ sư của 13 mỏ hầm lò. Ngoài ra còn tổ chức một khoá đào tạo cho khoảng 17 ngàn lượt công nhân trong ngành về nội dung phòng chống cháy, nổ khí mê tan, nổ bụi than khi khai thác hầm lò; đồng thời trực tiếp lấy mẫu xác định độ chứa khí cho các mỏ Mông Dương, Khe Chàm, Quang Hanh, Hồng Thái, Khe Chàm II và Khe Tam… CBCNV của Trung tâm cũng chú trọng công tác kiểm tra, thử nghiệm định kỳ các thiết bị sử dụng trong các mỏ than hầm lò như: Máy đo gió, đo khí, máy bắn mìn điện với tổng số 1.543 loại thiết bị; thử nghiệm và cấp giấy chứng nhận đạt kết quả cho 8 loại thiết bị, trong đó có máy tự động cảnh báo khí CH4 của Viện Điện tử tin học (Bộ Công nghiệp), bộ điều chỉnh mức nước cho dự án nước… và thử nghiệm đánh giá tính năng kỹ thuật của các chủng loại cáp điện phục vụ cho công nghệ thử nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện phòng nổ dưới hầm lò. Không chỉ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về an toàn khí mỏ cho người lao động, Trung tâm An toàn Mỏ còn khuyến khích CBCNV trong đơn vị tích cực học tập, nâng cao kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, tham gia các lớp bồi huấn nghiệp vụ, tự đào tạo để tiếp cận với thiết bị công nghệ mới. Nhờ vậy mà năm 2005, Trung tâm đã phối hợp với chuyên gia Nhật Bản và các cán bộ quản lý rà soát lại bộ tiêu chuẩn thử nghiệm vật liệu nổ công nghiệp, an toàn hầm lò, đồng thời triển khai tiếp nhận chuyển giao công nghệ để thử nghiệm thuốc nổ AH1; kíp nổ vi sai an toàn hầm lò; đề xuất một số giải pháp bổ sung về an toàn trong công tác bắn mìn ở các mỏ hầm lò.

   Kết quả hoạt động của Trung tâm An toàn Mỏ từ đầu năm 2006 đến nay là, đã kiểm định được 25 chủng loại thiết bị điện, hơn 4000 lượt thiết bị đo gió, đo khí, máy bắn mìn… phục vụ cho công tác đảm bảo an toàn ở các mỏ hầm lò. CBCNV của Trung tâm cũng đã tiếp cận được với nhiều chủng loại công nghệ mới từ các nước có nền công nghiệp mỏ phát triển như Ba Lan, Nhật Bản… để ứng dụng vào thực tiễn khai thác tại các mỏ than hầm lò của Việt Nam. Hiện tại, Trung tâm đã trang bị được nhiều thiết bị mới như thiết bị phân tích sắc ký khí để xác định độ chứa khí, hệ thống thiết bị cảnh báo khí mỏ, thiết bị tách khí từ mẫu than để xác định độ chứa khí mê tan trong vỉa than, buồng thử thiết bị có vỏ không xuyên nổ, tủ tạo môi trường để kiểm định thiết bị… Lãnh đạo Trung tâm cho rằng, muốn công tác đảm bảo an toàn mỏ đạt hiệu quả cao, ngoài lực lượng chuyên trách của Trung tâm, rất cần mở các khoá đào tạo, hướng dẫn, giúp đỡ cán bộ an toàn và người lao động, nắm bắt được phương pháp lấy mẫu chứa khí, xác định độ chứa khí, quy trình sử dụng thiết bị thử nghiệm, có khả năng đánh giá những nguy cơ tiềm ẩn trong khai thác, mỏ than hầm lò, Từ quan điểm đó, năm 2006, Trung tâm đã mở các lớp đào tạo, bồi huấn (2 lần) cho hơn 32 ngàn lượt công nhân, qua đợt tập huấn này, giúp họ ý thức hơn trong công tác phòng ngừa, ngăn chặn sự cố xảy ra.

Để công tác cảnh báo, phát hiện xử lý khí nổ hoạt động hiệu quả, đảm bảo an toàn hầm lò, Trung tâm cũng đã đề xuất và hỗ trợ các công ty đầu tư hệ thống thiết bị cảnh báo khí mỏ tại các mỏ, trong đó có hai hệ thống thiết bị cảnh báo đã được lắp đặt tại Công ty Than Mạo Khê (nơi có hàm lượng khí cao), và đã phát huy tác dụng. Thời gian tới Trung tâm sẽ tiếp tục lắp đặt hệ thống cảnh báo khí mỏ cho các mỏ hầm lò có độ chứa khí từ loại II trở lên.

Bên cạnh nhiệm vụ thường xuyên và các giải pháp đã thực hiện, năm 2007, Trung tâm An toàn Mỏ đã đề xuất xây dựng các dự án gồm: Hệ thống quan trắc khí trung tâm, đồng thời đề nghị Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam, tiếp tục đầu tư, lắp đặt hệ thống cảnh báo khí tự động tại những khu vực có độ khí cao. Song song với việc sử dụng công nghệ thiết bị cảnh báo tại các mỏ, Trung tâm cũng sẽ phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trong ngành, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức, để người lao động không lơ là chủ quan, ỷ lại vào thiết bị, mà cần phải kết hợp giữa hệ thống quan trắc tự động với cách đo, kiểm tra độ thoát khí bằng phương pháp thủ công. Đẩy mạnh triển khai lắp đặt thiết bị, công nghệ ở những nơi đã xác định có chứa khí như mỏ Mạo Khê, Quang Hanh, Khe Chàm, Mông Dương, Hồng Thái, Khe Chàm 2, Khe Tam…, đồng thời, trong những năm tới, Trung tâm sẽ đề xuất chương trình nghiên cứu phân loại các mỏ than hầm lò theo độ chứa khí trong các vỉa than, thay thế phương pháp phân loại các mỏ than theo mức độ thoát khí vẫn sử dụng từ trước đến nay, nhằm hạn chế thấp nhất những sự cố do nổ khí mỏ, đảm bảo an toàn cho người lao động.

  • Tags: