Trung tâm Nghiên cứu và kiểm định vật liệu

Một trong những chức năng của Viện Công nghệ đã được Bộ trưởng Bộ Công nghiệp chính thức phê duyệt là: “Nghiên cứu, kiểm định các loại vật liệu và chuyển giao công nghệ kèm thiết bị kiểm định vật liệu

        Trung tâm Nghiên cứu và kiểm định vật liệu (TTNC&KĐVL) có chức năng cấp nhà nước để thực hiện nhiệm vụ trên. Hình thành từ năm 1995 trên cơ sở phòng Cơ lý hóa đo lường, Tổ vật liệu và Phòng nhiệt luyện, Trung tâm đã từng bước phát triển và đã khẳng định uy tín của mình trong lĩnh vực đo kiểm các loại vật liệu gang thép, hợp kim màu. Đặc biệt, lĩnh vực kiểm tra thành phần hóa học trên máy quang phổ phát xạ nguyên tử, xác định %O, N trên máy phân tích O-N, soi chụp tổ chức kim loại (micro và macro) trên hệ thống kính hiển vi kim tương.

Con người:

        Đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định của Trung tâm tuy không nhiều, nhưng có chuyên môn sâu trong ngành vật liệu chế tạo máy, trong số đó có 1 Tiến sỹ, 1 Nghiên cứu sinh, 1 Thạc sỹ, 1 cán bộ trung cấp chuyên công tác phân tích và 2 kỹ sư. Đa số đã được đào tạo ở các nước có ngành vật liệu chế tạo máy phát triển như CHLB Đức, Nhật Bản, Australia, Liên Xô(cũ) Hàn Quốc và một số nước Đông Âu.

Thiết bị:

       Máy quang phổ phát xạ nguyên tử  ARL – 3460  của hãng FISONS (Thụy Sỹ). Đây là thiết bị phân tích đa hệ (có thể phân tích các loại vật liệu trên cơ sở nền Fe, nền Al và nền Cu), hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Thiết bị  được chuẩn để phân tích các loại vật liệu sau: Thép hợp kim thấp, thép hợp kim cao (Cr, Ni có thể lên tới 40%), thép Mn cao, gang thường, gang hợp kim cao, hợp kim Al- Si, Al-Mg, Al- Zn, hợp kim Cu-Sn-Pb. Thiết bị phân tích nhanh (khoảng 1 phút/1mẫu) và đạt độ chính xác cao đến ppm.

         Máy quang phổ phát xạ nguyên tử  PDA – 5500 II  của hãng SIHIMADZU Nhật Bản. Đây là máy chuyên phân tích hợp kim Cu-Al-Sn-Fe. Thiết bị phân tích nhanh (khoảng 1 phút/1mẫu) và đạt độ chính xác cao đến ppm.

         Máy phân tích  hàm lượng O và N  ký hiệu TC- 300 của hãng LECO (Mỹ). Hàm lượng O được xác định bằng Detector hồng ngoại thông qua lượng CO. Hàm lượng N được xác định bằng Detector độ dẫn. Mẫu phân tích được nung nóng trong buồng nhiệt độ cao với khí trơ He. Dải đo cho N và O là 1ppm đến 0,5wt% với độ chính xác < 0,00015wt%. Máy thuộc thế hệ mới của dòng thiết bị phân tích tân tiến trên thế giới và cũng là thiết bị duy nhất ở Việt Nam.

        Thiết bị chính của bộ phận kiểm tra kim tương là kính hiển vi quang học NIKON của Nhật với độ phóng đại 1000 lần với nhiều vật kính khác nhau, được kết nối với máy ảnh kỹ thuật số, màn hình kỹ thuật số và hệ thống máy tính, máy in. Với thiết bị này, chúng ta có thể quan sát, đánh giá tổ chức kim tương của kim loại, chụp ảnh tế vi. Kèm theo có thiết bị phù trợ là máy cắt mẫu, máy mài mẫu máy đánh bóng.

          Ngoài các thiết bị trên, Trung tâm còn có một loạt các thiết bị phục vụ công tác đo kiểm khác, có thể kể ra đây các nhiết bị như:

        - Máy siêu âm kiểm tra khuyết tật SONATEST, SS110 của Anh.

Công dụng: Kiểm tra khuyết tật trong kim loại bằng phương pháp xung dội, có thể kiểm tra sâu tối da là 800mm.

         - Máy đo độ cứng cầm tay ROCKWE І І – ZAHLEN.

Công dụng: Đo được độ cứng trục lớn nhất với đường kính 120mm.

         - Máy đo độ cứng loại: HPO – 250 của Đức.

Công dụng: Xác định độ cứng HB  trên mẫu và các chi tiết nhỏ.

         - Máy đo độ cứng loại: HP – 250 của Đức.

Công dụng: Xác định độ cứng HRA, HRB, HRC  trên mẫu và các chi tiết nhỏ.

          - Máy kéo nén vạn năng YMM – 50 của Liên Xô cũ.

Công dụng: Thử độ bền kim loại trên mẫu dài từ 200 – 800 mm với tải Max là 50 tấn.

          - Máy đo độ cứng tế vi  П M T – 3 của Liên Xô cũ.

Công dụng: Xác định độ cứng lớp mỏng bề mặt của mẫu hoặc chi tiết nhỏ.

           - Máy thử độ dai va đập MK – 30 A của Liên Xô cũ.

Công dụng:  Kiểm tra độ dai va đập của kim loại trên mẫu chuẩn.

Công tác kiểm tra, kiểm định tại Trung tâm được tiến hành theo một quy trình nghiêm ngặt và được giám sát chặt chẽ từ khâu lấy mẫu, chuẩn bị mẫu, phân tích mẫu và báo cáo kết quả. Các công đoạn kiểm tra đều được ghi chép đầy đủ và chính xác với phương châm làm cái gì ghi cái đó. Kết quả kiểm tra được thẩm định qua 2 mức, đầu tiên là giám đốc Trung tâm sau đến Viện. Với quy trình như vậy, kết quả đến tay khách hàng là hoàn toàn chính xác với độ tin cậy cao.

            Hiện nay, Trung tâm là địa chỉ tin cậy của nhiều đơn vị nghiên cứu, sản xuất, các cơ quan giám định chất lượng, các cơ quan quản lý nhà nước trong các lĩnh vực liên quan đến chất lượng sắt, thép, gang, hợp kim đồng, nhôm. Kết quả kiểm tra của Trung tâm được các đối tác đánh giá là tin cậy và được coi là kết quả chính thức trong các hoạt động nghiên cứu, sản xuất kinh doanh cũng như công tác giám định của đơn vị mình. Có thể kể đến các đối tác thường xuyên như: VINACONTROL, ASIACONTROL, DAVICONTROL, Mekong Inspection Company, Cty giám định Nhật Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội, Viện Nghiên cứu Cơ khí, Viện KHKT Xây dựng, Viện KHKT GTVT, Cục Đăng kiểm Việt Nam, QUACERT, QUATEST, Trung tâm Thẩm định công nghệ – Bộ Quốc Phòng, Cty Cơ khí Hòn Gai, Cơ khí Mạo khê, các công ty Đúc Hải Yến, Đúc Tân Phú ở Nam Định và rất nhiều đơn vị khác.

Trong xu thế hội nhập như hiện nay, công tác kiểm tra, kiểm định chất lượng hàng hóa rất cần được quan tâm phát triển. Mô hình đơn vị chuyên môn chuyên sâu trong công tác kiểm tra kiểm định, độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị thương mại trong lĩnh vực giám định là thực sự cần thiết. Đơn vị chuyên môn này, vừa giúp các cơ quan quản lý có một cách nhìn khách quan trong công tác quản lý, vừa hỗ trợ tích cực cho các đơn vị sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực của mình. Có thể nói, trong những năm vừa qua, những gì mà TTNC&KĐ Vật liệu - Viện Công nghệ làm được đã góp một phần nhỏ cho sự phát triển của ngành cơ khí nói riêng và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nói chung.

           
  • Tags: