Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững tại Việt Nam

Ngày 19/11/2014, tại tỉnh Sóc Trăng, Hội Nghề cá Việt Nam phối hợp với Tổng Cục thủy sản, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng tổ chức Hội thảo “Ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi

Hội nghị đã thu hút đông đảo đại biểu, đại diện các sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh ven biển, ngành, hội, các tổ chức Quốc tế có liên quan tham dự.

Các đại biểu tham dự hội thảo đã tập trung thảo luận về khả năng ứng dụng VietGAP trong các hộ nuôi tôm với nuôi trồng thủy sản quy mô nhỏ, đặc biệt là các hộ nuôi tôm quy mô nhỏ cũng như vai trò của Tổ chức phi chính phủ và các thành phần kinh tế khác trong việc hỗ trợ, thúc đẩy ứng dụng VietGAP trong phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững ở Việt Nam…

Phát biểu tại hội thảo, ông Phạm Khánh Ly - Phó Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng Thủy sản, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho biết, kết quả khảo sát ở các vùng nuôi thủy sản, đặc biệt là các vùng nuôi tôm, nuôi cá tra cho thấy, khi diện tích của vùng nuôi tăng lên, các ao nuôi phân bố tập trung hơn, người dân sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, từ nguồn cung cấp giống cho đến quản lý dịch bệnh, cũng như phát sinh những vấn đề tiêu cực liên quan đến môi trường, kinh tế, xã hội... Do đó, việc áp dụng bộ tiêu chuẩn VietGap được xem là giải pháp quan trọng, kịp thời, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nghề nuôi, giúp nghề nuôi phát triển bền vững, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu.


Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đặt mục tiêu đến năm 2015 sẽ có 30% cơ sở nuôi thủy sản đạt chứng nhận VietGAP (Ảnh minh họa)
Theo đề xuất của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, đến năm 2015, sẽ có 30% cơ sở nuôi thủy sản thâm canh, bán thâm canh, các mô hình nuôi cải tiến đạt chứng nhận VietGAP và tăng lên mức 80% vào năm 2020.