Tóm tắt:

Trong quy trình lập báo cáo tài chính các doanh nghiệp thường phải sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán. Giá trị các ước tính này thường có ảnh hưởng trực tiếp tới mức lợi nhuận trong kỳ của doanh nghiệp. Vì là các ước tính nên không thể có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các khoản mục này. Chính vì vậy, các doanh nghiệp thường sử dụng các ước tính kế toán như là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật nhằm phù phép tăng lợi nhuận thường gặp bao gồm: giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng phải thu khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuống dưới giá trị thuần, vốn hóa các khoản chi phí không đủ điều kiện vốn hóa…

Từ khóa: Ước tính kế toán, báo cáo tài chính, khấu hao, mức dự phòng giảm giá…

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Ước tính kế toán là một giá trị gần đúng của một chỉ tiêu liên quan đến Báo cáo tài chính (BCTC) được ước tính trong trường hợp thực tế đã phát sinh nhưng chưa có số liệu chính xác hoặc chưa có phương pháp tính toán chính xác hơn, hoặc một chỉ tiêu thực tế chưa phát sinh nhưng đã được ước tính để lập BCTC. Chẳng hạn đối với các các khoản mục như khấu hao tài sản cố định, dự phòng phải thu khó đòi, ước tính giá trị lợi thế thương mại…, kiểm toán viên phải dùng sự xét đoán nghề nghiệp để đưa ra những ước tính.

Việc sử dụng các ước tính kế toán là một phần không thể thiếu được trong việc lập BCTC bởi những lý do như sau:

Thứ nhất, việc sử dụng những xét đoán nghề nghiệp đem lại lợi ích cho doanh nghiệp.Chẳng hạn việc cho phép các nhà quản lý dùng những xét đoán nghề nghiệp một cách linh hoạt sẽ giúp cho thông báo BCTC đáp ứng tốt hơn yêu cầu thể hiện gần nhất giá trị thực của doanh nghiệp. Lợi ích chính của việc cho phép dùng các ước tính trong BCTC là ở chỗ giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp những thông báo cần thiết về triển vọng phát triển, đồng thời tránh phải tiết lộ những thông báo chi tiết không có lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, việc vốn hóa khoản đầu tư vào một dự án mới là một cách để doanh nghiệp thông báo với cổ đông rằng lãnh đạo doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng thành công của dự án, thay vì phải xây dựng họp báo công bố chi tiết về dự án đó, vừa tốn kém mà lại dễ lộ những thông báo nhạy cảm. Trên hiện thực các doanh nghiệp đã và đang khai thác triệt để sự linh hoạt trong chế độ kế toán để tăng cường hiệu quả trong quan hệ với nhà đầu tư.

Thứ hai, việc thống nhất trong việc sử dụng ước tính trong lập BCTC sẽ giúp đối tượng lập báo cáo và sử dụng báo cáo đồng nhất quan điểm và đi đến một cái nhìn chung tốt nhất. Việc lo ngại bên lập BCTC lợi dụng quyền đưa ra các xét đoán chủ quan của mình để phụ trách lợi cho bản thân và hại cho bên đối tác sẽ không xảy ra. Ví dụ, trong hợp đồng cho vay ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp không được thay đổi phương pháp kế toán trong thời gian vay, nhưng cũng có thể cho phép bên đi vay dùng các quyền tự chủ của mình trong lập BCTC dựa vào đúng luật. Bù lại ngân hàng có thể yêu cầu một mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro có thể phải chịu do bất lợi về thông báo. Nếu doanh nghiệp thấy mức lãi suất cao hơn là phù hợp so với lợi ích do sự linh hoạt này mang lại thì họ sẽ chấp nhận.

Thứ ba, khó có thể loại bỏ hoàn toàn ước tính kế toán.Vì khi không cho phép doanh nghiệp ước tính kế toán thì chế độ kế toán sẽ phải cực kỳ chi tiết, liệt kê tất cả các tình huống có thể và xác định đại lượng tương ứng để các doanh nghiệp dựa vào đó mà áp dụng. Điều này là không khả thi cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật. Giả sử về mặt kỹ thuật ta có thể triển khai được một chế độ kế toán chi tiết như vậy thì các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Tình hình buôn bán thay đổi dựa vào từng ngày, các doanh nghiệp sẽ phải luôn đối chiếu với những quy định chi tiết trong luật để thay đổi tỷ lệ tính đại lượng cho kịp thời. Các cơ quan hành pháp cũng sẽ rất vất vả để bảo đảm các doanh nghiệp tuân thủ đúng chế độ (luật phức tạp như vậy mà không có hệ thống hành pháp tốt thì chắc chắn sẽ không doanh nghiệp nào dựa vào).

Việc doanh nghiệp sử dụng ước tính kế toán trong lập BCTC là cần thiết trước xu thế kế toán dựa vào giá trị hợp lý ngày càng gia tăng. Trên thực tế vẫn có những quan điểm cho rằng việc cho phép người làm BCTC dùng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo sẽ phụ trách giảm độ tin cậy của thông báo nguồn tài chính, vì có khả năng người làm BCTC sẽ kiếm cách che giấu những thông báo trọng đại, giả dụ những thông báo đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của họ. Thiết nghĩ trước những lợi ích từ ước tính chủ quan mang lại thì việc quan trọng của các doanh nghiệp là sử dụng các ước tính kế toán với độ tin cậy hợp lý.

II. THỰC TRẠNG

Trước bối cảnh tình hình kinh tế khó khăn, nợ xấu tăng cao, hàng tồn kho luân chuyển chậm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán giảm điểm, lợi nhuận doanh nghiệp sụt giảm… làm tăng nguy cơ doanh nghiệp sử dụng ước tính kế toán mang nặng tính chủ quan làm sai lệch thông tin tài chính của doanh nghiệp. Dưới đây là bảng tổng số doanh nghiệp sai lệch lợi nhuận sau kiểm toán qua các năm.

Những sai phạm thường thấy đối với các khoản mục ước tính kế toán như:

Thứ nhất, doanh nghiệp thay đổi chính sách khấu hao và phân bổ chi phí trả trước. Đây là cách mà các doanh nghiệp có thể vận dụng quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán cho phép thay đổi ước tính kế toán vào cuối mỗi năm tài chính. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, để giảm thua lỗ, một số doanh nghiệp thay đổi thời gian sử dụng hữu ích của tài sản cố định, kéo dài thời gian trích khấu hao hoặc kéo dài thời gian phân bổ các chi phí trả trước nhằm giảm chi phí. Những thay đổi này là hợp lý nếu điều kiện sử dụng, lợi ích kinh tế thu được từ tài sản có thay đổi tương ứng. Tuy nhiên, sẽ không hợp lý nếu sự thay đổi này đơn thuần chỉ nhằm mục đích giảm lỗ hoặc điều chỉnh tăng lợi nhuận vì mục đích chủ quan của doanh nghiệp.

Thứ hai, doanh nghiệp chưa ghi nhận tài sản thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoãn lại tương ứng với các khoản lỗ. Chuẩn mực kế toán Việt Nam số 17 - Thuế TNDN quy định tài sản thuế TNDN hoãn lại phát sinh trên cơ sở khoản lỗ của năm hiện tại nếu khoản lỗ này được chuyển sang các năm sau để trừ vào thu nhập chịu thuế các năm sau. Với những khó khăn trong kinh doanh một số năm vừa qua ở Việt Nam, nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ và được phép chuyển lỗ theo chính sách thuế TNDN hiện hành. Tuy nhiên, rất ít doanh nghiệp xem xét ghi nhận tài sản thuế TNDN theo quy định hiện hành.

Thứ ba, cố tình bỏ qua hoặc thực hiện không đầy đủ các khoản dự phòng tổn thất tài sản gồm dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán. Thực tế trong công tác kiểm toán những năm qua, nhiều doanh nghiệp đã bị điều chỉnh tăng chi phí, giảm lợi nhuận do không lập các khoản dự phòng tổn thất cho các tài sản hiện đang nắm giữ bị giảm giá. Trong điều kiện khó khăn kinh tế, nguy cơ hàng tồn kho chậm luân chuyển và bị giảm giá lớn, nợ phải thu khó đòi tăng, giá thị trường của các khoản đầu tư tài chính giảm đều dẫn đến cần thiết phải lập các khoản dự phòng này theo quy định. Việc bỏ qua các khoản dự phòng tổn thất tài sản này có thể ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC của doanh nghiệp.

Thứ tư, không ghi nhận các khoản dự phòng phải trả một cách phù hợp. Theo quy định của hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện hành, các khoản dự phòng phải trả cần phải được xác định và ghi nhận bao gồm: Dự phòng bảo hành sản phẩm, dự phòng cho các hợp đồng lớn có rủi ro, dự phòng tái cơ cấu doanh nghiệp. Khi nền kinh tế gặp khó khăn, khả năng xuất hiện các rủi ro trong thực hiện hợp đồng với khách hàng là cao. Ngoài ra, việc doanh nghiệp phải thực hiện tái cấu trúc lại hoạt động kinh doanh là hoạt động rất cần thiết. Vì vậy, các khoản dự phòng nêu trên cần phải được ghi nhận một cách hợp lý. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, với tâm lý giảm thiểu các khoản lỗ trong kinh doanh, các doanh nghiệp Việt Nam chưa quan tâm đúng mức đến việc lập các khoản dự phòng này.

Tóm lại, trong quá trình lập báo cáo tài chính, các doanh nghiệp thường sử dụng rất nhiều các ước tính kế toán có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận trong kỳ của công ty. Vì không có một tiêu chuẩn chính xác về giá trị các ước tính này, nên nó được xem là một công cụ đắc lực để phù phép lợi nhuận. Một số thủ thuật làm tăng mức lợi nhuận thường gặp như giảm mức khấu hao, giảm mức dự phòng, giảm giá hàng tồn kho, giảm dự phòng nợ khó đòi, không ghi nhận chi phí khi tài sản bị giảm giá xuấng dưới giá trị thuần, vốn hóa các khoản chi phí không đủ điều kiện... Thủ thuật phù phép lợi nhuận dựa trên các ước tính kế toán thực chất không làm tăng lợi nhuận mà chỉ đơn thuần chuyển lợi nhuận của kỳ sau sang kỳ hiện tại. Hậu quả tất yếu là lợi nhuận các năm sau sẽ bị giảm. Để tiếp tục đáp ứng kỳ vọng ngày càng cao của thị trường, báo cáo tài chính các năm tiếp theo cũng phải được phù phép. Tuy nhiên, càng về sau, mức lợi nhuận cần phù phép càng lớn khiến cho việc sử dụng các ước tính kế toán trở lên vô hiệu. Đến khi “giấy không thể gói được lửa”, thì khủng hoảng là điều khó tránh khỏi.

III. GIẢI PHÁP

Để các quy định về ước tính kế toán đi vào thực tiễn cần phải có sự quan tâm thỏa đáng từ phía các doanh nghiệp cũng như góc độ hoàn thiện chính sách của Nhà nước.

Một là, hoàn thiện quy trình kiểm toán ước tính kế toán trong BCTC của các doanh nghiệp. Kiểm toán viên (KTV) cần xem xét và kiểm tra quá trình lập các ước tính kế toán của đơn vị:

+ Kiểm tra các số liệu và xem xét các giả định: KTV phải đánh giá sự chính xác, đầy đủ và thích hợp của các dữ liệu dùng làm cơ sở để lập các ước tính kế toán. Khi sử dụng số liệu kế toán để lập các ước tính kế toán, phải kiểm tra tính nhất quán của số liệu đó với những số liệu đã được phản ánh trong sổ kế toán.

+ KTV phải đánh giá các dữ liệu mà đơn vị dùng làm cơ sở lập các ước tính kế toán, đồng thời đánh giá tính thích hợp của các giả định mà đơn vị đã sử dụng để lập ước tính kế toán: khi đánh giá các giả định làm cơ sở lập các ước tính kế toán, KTV phải xem xét các giả định này có hợp lý so với kết quả thực tế của các kỳ kế toán trước hay không, có nhất quán với các giả định đã được sử dụng để lập các ước tính kế toán hay không, có nhất quán với kế hoạch đơn vị đã lập ra hay không. KTV phải đặc biệt lưu ý đến những giả định dễ thay đổi hoặc dễ có sai sót trọng yếu. KTV cũng phải đảm bảo các dữ liệu đơn vị sử dụng để lập các ước tính kế toán vẫn còn thích hợp.

+ Trường hợp xem xét các ước tính kế toán phức tạp có liên quan đến kỹ thuật chuyên ngành, KTV phải sử dụng tư liệu của chuyên gia kỹ thuật.

+ Kiểm tra các tính toán liên quan đến các ước tính kế toán: KTV phải kiểm tra phương pháp tính toán mà đơn vị đã sử dụng để lập ước tính kế toán liên quan đến BCTC. Nội dung, lịch trình và phạm vi các thử nghiệm của KTV tùy thuộc vào mức độ phức tạp của việc tính toán các ước tính kế toán, sự đánh giá của KTV về các thủ tục và phương pháp mà đơn vị sử dụng để lập ước tính và tính trọng yếu của các ước tính kế toán.

+ So sánh ước tính kế toán đã lập của các kỳ kế toán trước với kết quả thực tế của các kỳ đó: Khi tiến hành kế toán, KTV phải so sánh các ước tính kế toán đã lập trong kỳ kế toán trước với kết quả thực hiện của kỳ kế toán đó, nhằm xem xét các bằng chứng đã thu thập về độ tin cậy đối với các phương pháp lập ước tính kế toán của đơn vị; xem xét sự cần thiết phải điều chỉnh phương pháp ước tính; tính toán và đánh giá sự chênh lệch giữa kết quả thực hiện với ước tính kế toán trong kỳ. Trong trường hợp cần thiết phải có sự điều chỉnh hoặc giải trình trong Bản thuyết minh BCTC.

+ Xem xét các thủ tục phê duyệt các ước tính kế toán của giám đốc: Giám đốc hoặc người đứng đầu đơn vị cần soát xét và phê duyệt các ước tính kế toán quan trọng. KTV phải xem xét việc soát xét và phê duyệt các ước tính kế toán quan trọng của các cấp quản lý có thích hợp hay không và điều đó có thể hiện trong các tài liệu làm cơ sở cho việc lập ước tính kế toán chưa.

Hai là, nâng cao vai trò kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ. Điều này buộc các doanh nghiệp phải đảm bảo tính trung thực của các báo cáo tài chính, hạn chế tình trạng sử dụng ước tính kế toán phù phép lợi nhuận.

Ba là, doanh nghiệp cần thay đổi nhận thức trong việc sử dụng ước tính kế toán nhằm làm đẹp lợi nhuận chỉ mang lợi trước mắt nhưng gây hậu quả nghiêm trọng trong tương lai.Việc ghi nhận đầy đủ, trung thực, giúp các doanh nghiệp được thị trường chấp nhận, tạo độ tin cậy với người sử dụng thông tin từ BCTC. Đồng thời giúp doanh nghiệp nhìn nhận đúng thực tại của mình và những khó khăn để đối phó và phát triển.

Bốn là, cần xây dựng chính sách, chuẩn mực kế toán với những hướng dẫn cụ thể hơn về phương pháp xác định và ghi nhận các ước tính kế toán.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

1. Hệ thống chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam. NXB Tài chính. Hà Nội.

2. Phạm Hoài Hương (2010). Mức độ hài hòa giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế. Tạp chí Khoa học và Công nghệ. Số 5.

3. Trần Mạnh Dũng và Nguyễn Thúy Hồng. GTHL trong kế toán - vấn đề cần trao đổi. Tạp chí Kế toán & Kiểm toán. Số 4/2015.

4. Trần Mạnh Dũng (2011). Goodwill Impairment: The Case of Hong Kong. PhD Thesis. Macquarie University. Sydney. Australia.

Ngày nhận bài: 03 /01/2016

Ngày chấp nhận đăng bài: 22 /01/2016

Thông tin tác giả:

ThS. Nguyễn Thị Thu Hà

Khoa Kế toán - Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp

Using accounting estimates in making financial statement

Master. Nguyen Thi Thu Ha

Faculty of Accounting, University of Economics and Technology Industry

Abstract:

In the process of making finacial statement, enterprises have to use many accounting estimates. These accounting estimates affect the proift of enterprise. However, accounting estimates are judgements without exact figures. Therefore, enterprises use accounting estimates as useful tools to adjust their profit including decreasing depreciation, reducing provision for devaluation of stocks, not recognizing cost when the value of assets lower than net value, capitalization costs which not meet requirement…

Keywords: Accounting estimates, financial statement, depreciation, provision for devaluation of stocks.