Sau khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – EU (EVFTA) có hiệu lực, nhiều mặt hàng nông, lâm, thủy sản của Việt Nam đã được xuất khẩu sang thị trường EU như một công ty tại Việt Nam đã xuất khẩu hơn 126 tấn gạo thơm sang Châu Âu, được hưởng thuế suất 0%.
Công ty CP Nông nghiệp công nghệ cao Trung An đã bán 3.000 tấn gạo cho Cộng hòa Liên bang Ðức với hai giống gạo thơm là ST 20 và Jasmine. Giữa tháng 9/2020 những lô hàng trái cây đầu tiên xuất sang châu Âu theo EVFTA, Công ty Vina T&T Group xuất khẩu một container dừa tươi bằng đường tàu biển và ba tấn thanh long, 12 tấn bưởi bằng đường hàng không sang thị trường EU.
Các sản phẩm đều bảo đảm truy xuất nguồn gốc, tiêu chuẩn Global GAP; các nhà máy chế biến, đóng gói trái cây áp dụng tiêu chuẩn ISO, hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HACCP)…
Những tiềm năng xuất khẩu nông sản là rất lớn, tuy nhiên với chủ trương thâm canh tăng vụ, mục đích chạy theo sản lượng, sử dụng không kiểm soát phân bón hóa học cũng như thuốc bảo vệ thực vật. Những cảnh báo liên tục của các nhà nhập khẩu như EU, Nhật Bản, Mỹ, Australia đối với nông sản Việt Nam trong những năm gần đây đang là minh chứng rõ rệt, cho thấy hệ quả của phương thức canh tác không bền vững.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhu cầu sử dụng phân hóa học những năm gần đây (2018-2020) là khoảng trên 11 triệu tấn các loại trong đó đến 90% là phân hóa học. Nhưng vì sử dụng thiếu cân đối phân vô cơ, rất ít phân hữu cơ, sử dụng không đúng thời điểm…. hiệu quả sử dụng phân bón bị thất thoát do rửa trôi, bốc hơi, cố định trong đất. Với thuốc BVTV cũng tham gia gây hư hại môi trường sinh thái đất cùng lượng thuốc nhập về hàng năm từ 70 – 100 nghìn tấn.
Trong khi đó, để hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng với các hiệp định tự do thương mại thế hệ mới, đòi hỏi nền nông nghiệp Việt Nam phải hướng tới đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn của nhiều thị trường khó tính. Do vậy, nền nông nghiệp hữu cơ là lối thoát tối ưu để nông sản Việt Nam giữ được sân nhà và xuất khẩu.
Trong sản xuất nông nghiệp, phân bón cũng là yếu tố ngoại cảnh tác động nhanh, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây trồng, cây sẽ cho năng suất sản lượng, theo mục đích của con người. GS.TS Phạm Văn Biên, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam khẳng định, chính việc sử dụng nhiều hóa chất (Phân hóa học-thuốc BVTV) đang gây suy thoái và ô nhiễm nguồn đất, nguồn nước, tích lũy kim loại nặng, tiêu diệt vi sinh vật có ích, tồn dư chất độc hại, tích lũy lại trong nông sản.
Để có được trạng thái đất đai gần giống như ban đầu thì phải rất nhiều năm cải tạo bằng nhiều biện pháp canh tác, xử lý đất. Tạo ra một tầng canh tác nguyên sơ phải có những yếu tố ngoại cảnh nguyên sơ tác động. Đó là chất hữu cơ, yếu tố sinh học, những chủng nấm vi sinh vật có lợi cho đất.
Do đó, Phân bón Bio Gold G.A.P của Công ty CP Phân bón Miền Nam là một điển hình. Với chỉ số pH bình quân 6,8 trong thành phần, giúp ổn định môi trường hoạt động hiệu quả của các yếu tố dinh dưỡng tham gia. Thành phần có trong Phân bón Bio Gold G.A.P gồm: Chất hữu cơ: 55%; Đạm tổng số: 4%; A xít humic: 1,7%; A xít Fulvic: 1,7%; Nấm Trichoderma:1×103cfu/g; pH: 6,8; Ẩm độ: 25%.
Chất hữu cơ trong Phân bón Bio Gold G.A.P tạo ra môi trường dinh dưỡng đặc biệt, là vùng đệm cho vùng rễ cây; Yếu tố sinh học như humic a xít, fulvic a xit tạo ra các muối tương ứng hay dinh dưỡng tương ứng; Hệ nấm Trichoderma giúp cho bộ rễ khỏe, an toàn…Sản phẩm này tập trung được nhiều yếu tố có lợi, đây là một ưu thế cho sự phát triển mạnh mẽ của bộ rễ và cây. Kiểm chứng thực tế ở một số cây trồng cạn, cây ăn trái (thanh long, cam, bưởi, mít…) mức độ ra rễ mới nhanh, cây sinh trưởng phát triển khá mạnh.
Phân bón Bio Gold G.A.P hướng đến một nền nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nhằm tăng năng suất và chất lượng cây trồng lên một tầm mới, góp phần bền vững môi trường canh tác đất, thì việc sử dụng phân hữu cơ sạch hay như phân hữu cơ Bio Gold G.A.P là định hướng tất yếu của những vùng phát triển nông nghiệp Việt Nam hiện nay.