Căn cứ Quyết định số 144/QĐ-SCT ngày 06/08/2020 của Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Phúc, về việc phê duyệt nội dung, kinh phí thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh phúc năm 2020 (đợt 1). Xác định nhu cầu cần nguồn kinh phí hỗ trợ từ chương trình khuyến công để đầu tư ứng dụng máy móc, thiết bị, công nghệ tiên tiến tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ở khu vực nông thôn là rất lớn.
Trung tâm Phát triển Công Thương Vĩnh Phúc đã triển khai các nội dung trong đề án cơ sở hỗ trợ ký kết với 3 cơ sở sản xuất Lưu Văn Đông, Lưu Trung Kiên, Đỗ Xuân Mạc trên địa bàn tỉnh để mua các thiết bị theo đề án, đến nay các thiết bị đầu tư theo hợp đồng ký kết với Trung tâm đã đưa vào sản xuất vận hành ổn định.
Điển hình như Đề án “Hỗ trợ kinh phí đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến trong sản xuất mộc” tại Cơ sở sản xuất Lưu Trung Kiên, thị trấn Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh phúc chuyên gỗ xẻ nguyên liệu… Sau khi được Trung tâm Phát triển công thương Vĩnh Phúc hỗ trợ 84 triệu đồng để đầu tư mua sắm máy móc thiết bị sản xuất mới, Cơ sở sản xuất Lưu Trung Kiên đã nâng cao năng suất lao động, doanh thu dự kiến đạt 1 tỷ đồng/ năm, năng xuất sản phẩm/tháng: 60 m3 gỗ / tháng ( tương đương 1.500 – 2.100m2/tháng), giải quyết 03 lao động, thu nhập người lao động ổn định ở mức 7 triệu đồng/người/tháng.
Không dừng ở đó, trao đổi với phóng viên Ông Đỗ Xuân Mạc, chủ cơ sở sản xuất Đỗ Xuân Mạc cho biết. Từ nguồn kinh phí hỗ trợ trên đã khuyến khích các cơ sở sản xuất đồ mộc đầu tư xây dựng nhà xưởng và máy móc, thiết bị công nghệ mới phục vụ sản xuất chế biến, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả trong sản xuất kinh doanh giúp người lao động nâng cao tay nghề, tiết kiệm nguyên liệu, tạo việc làm ổn định và có thu nhập ổn định cho người lao động. Cần tạo mô hình sản xuất để phổ biến nhân rộng trên địa bàn.
Những năm qua, với nhiều giải pháp đồng bộ, hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã mang lại hiệu quả thiết thực, phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, đồng thời tăng nguồn ngân sách nhà nước, góp phần nâng cao vị thế làng nghề truyền thống. Đề án được thưc hiện có hiệu quả kinh tế, có thị trường tiêu thụ rộng, khuyến khích thúc đẩy phát triển công nghiệp khu vực nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.