Xóa tan lo âu ngoại ngữ khi học chương trình Đại học liên kết quốc tế

Trong 10 năm trở lại đây, các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế trở thành lựa chọn tối ưu cho rất nhiều phụ huynh và thí sinh.

Việt Nam đang bước vào thời đại hội nhập toàn cầu, giờ đây ngoài lựa chọn đại học theo kiến thức chuyên ngành, sinh viên Gen Z còn quan tâm đến môi trường rèn luyện và nâng cao khả năng ứng dụng tiếng Anh, để chủ động định hướng lộ trình du học trong tương lai. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều lo lắng của người học xoay quanh việc đào tạo.

Nỗi lo ngoại ngữ khi theo chương trình quốc tế

Theo số liệu Bộ GD-ĐT, tính đến tháng 6/2023, cả nước có 408 chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đang hoạt động với hàng chục ngàn sinh viên theo học. Các chương trình đào tạo liên kết quốc tế ở Việt Nam hiện chủ yếu với đối tác ở Anh, Mỹ, Pháp, Australia.

Trong 10 năm trở lại đây, các chương trình đào tạo đại học liên kết quốc tế trở thành lựa chọn tối ưu cho rất nhiều phụ huynh và thí sinh. Lý do bởi, học tại Việt Nam nhưng sinh viên vẫn có bằng do trường đại học nước ngoài cấp, rất có giá trị khi tuyển dụng. Sinh viên được gần gũi gia đình, tiết kiệm chi phí... Thêm nữa việc học với các giáo trình đào tạo liên kế quốc tế sẽ giúp sinh viên hoàn thiện khả năng ngoại ngữ, đồng thời làm chủ các kỹ năng nghề nghiệp thời hội nhập.

Tuy nhiên, tiếng Anh đang là một rào cản khiến chương trình liên kết quốc tế "kén" người học. Với việc dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh, có không ít thí sinh lựa chọn từ bỏ ngay từ giai đoạn tuyển sinh vì e ngại phải học tiếng Anh lại từ đầu để xây dựng nền tảng tiếng Anh. Khi vào chuyên ngành, áp lực học tập sẽ càng gia tăng. Chính vì không đủ năng lực ngoại ngữ, sau một thời gian học, các sinh viên sinh chán nản, thêm nữa với mức học phí cũng không rẻ, khiến nhiều sinh viên rời đi. Mặt khác, nếu nhà trường “dễ dãi” tạo điều kiện để sinh viên theo học chương trình chính thức, dẫn tới nhà trường không thể đảm bảo được chất lượng đào tạo.

Đại học liên kết
Không thể dễ dãi với đầu vào tiếng Anh ở bậc đại học. (Ảnh: Freepik)

Áp lực vì vừa ôn thi đại học, vừa phải thi tiếng Anh

Ngay từ lớp 10, Bảo Khánh (học sinh lớp 12 tại Hà Nội) đã đăng ký học IELTS, dự định đạt điểm 6.5 để đăng ký vào các trường đại học đào tạo khối ngành Kinh tế. Nữ sinh cho biết em đã quan sát các chương trình liên kết quốc trước đó và nhận thấy có thể đỗ đại học theo hình thức xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ kèm theo các các tiêu chí khác như điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm học bạ. Nữ sinh cho rằng việc học IELTS sẽ “một công đôi việc", em vừa có thêm chứng chỉ quốc tế để xét tuyển sớm, vừa tích hợp ôn tiếng Anh để thi tốt nghiệp THPT.

Đại học liên kết
Nhiều thí sinh và gia đình lựa chọn hình thức có chứng chỉ tiếng Anh từ sớm để tối ưu khả năng trúng tuyển đại học. (Ảnh: Phenikaa)

Thế nhưng thực tế, việc học IELTS đã khiến Khánh rất vất vả khi vừa phải ôn thi đại học, đồng thời phải đảm bảo thời gian ôn thi chứng chỉ. Có thời gian, do tập trung quá nhiều vào IELTS, Bảo Khánh học yếu hẳn các môn văn hóa ở trường. “Một ngày học tập của em bắt đầu từ 7 giờ sáng ở trường đến hơn 5 giờ chiều. Kết thúc thời gian học ở trường, em ăn vội chiếc bánh mì và lại tiếp tục tới trung tâm học thêm để kịp giờ học từ 6 giờ 30 phút chiều đến 9 giờ tối”, Khánh chia sẻ.

Trường hợp của Bảo Khánh, giống như nhiều thí sinh khác trong những năm trở lại đây. Vì muốn tăng cơ hội tuyển sinh vào các chương trình đại học liên kết quốc tế chất lượng, một số học sinh đã lựa chọn ôn tập cho nhiều phương thức xét tuyển: vừa ôn thi tốt nghiệp trung học phổ thông vừa ôn tập cho các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy của các cơ sở giáo dục đại học, hay tăng cường ôn luyện để thi chứng chỉ ngoại ngữ như IELTS…

Cách kỳ thi tốt nghiệp THPT vài tháng, với học sinh lớp 12 là những ngày lặp đi lặp lại “guồng quay” học tập miệt mài tới 1-2 giờ sáng. Mục tiêu kép khiến áp lực của các em rất lớn. Chính vì vậy, để tránh mất đi cơ hội học tập chương trình quốc tế, nhiều sinh viên đã chọn giải pháp thi đại học trước, nâng cao năng lực tiếng Anh với các lộ trình học kỳ 1 hoặc năm nhất.

Theo đại diện từ Chương trình UWE Bristol – Phenikaa Campus (Trường Đại học Phenikaa): “Với  UWE Bristol – Phenikaa Campus, chúng tôi có hai lộ trình cho sinh viên năm 1: Foundation học tiếng Anh dành cho sinh viên chưa đạt điểm 6.0 IELTS, và lộ trình Global COOP dành cho sinh viên đã đạt chuẩn và muốn nâng cao trải nghiệm thực tế với doanh nghiệp ngay từ năm nhất.

Hằng năm, rất nhiều thí sinh lựa chọn xét tuyển Chương trình vì giảm được gánh nặng học tập mùa thi và tối ưu được kết quả ôn luyện. Với 792 giờ học tiếng Anh 4 cấp độ chuẩn UWE Bristol và sự hỗ trợ từ các giáo viên bản ngữ, sinh viên sẽ tự tin đạt được trình độ tương đương IELTS 6.0 chỉ sau 1 năm”.

Học tiếng Anh
Xóa bỏ rào cản tiếng Anh với lộ trình Foundation. (Ảnh: Phenikaa)

Để giúp sinh viên hoàn thiện kỹ năng tiếng Anh, lộ trình Foundation tập trung vào phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng Anh: nghe, nói, đọc, viết. Không chỉ vậy, khi theo học Lộ trình, sinh viên sẽ được phát triển toàn diện từ năng lực tiếng Anh học thuật đến các kỹ năng tư duy, phản biện, giải quyết vấn đề, giúp sinh viên tự tin trong 3 năm học chuyên ngành của mình.

Xóa tan lo âu, hội nhập toàn cầu

Khác với các thế hệ 8X, 9X trước, các bạn trẻ Gen Z tự tin hiểu rõ bản thân, biết mình thích và không thích làm gì. Việc học chương trình liên kết quốc tế giúp sinh viên trở nên độc lập và sáng tạo hơn. Cơ hội tiếp xúc với giáo trình đào tạo quốc tế sẽ giúp sinh viên tốt nghiệp dễ dàng kiếm được cơ hội việc làm tại những thành phố lớn và ngay cả các trung tâm tài chính quốc tế.

Chính vì vậy, những chương trình đại học đào tạo liên kết quốc tế có phương án giảm thiểu gánh nặng học tiếng Anh trong thời gian thi tốt nghiệp THPT, đồng thời gia tăng kinh nghiệm làm việc thực tế theo tiêu chuẩn quốc tế đang trở thành xu hướng khiến nhiều sinh viên lựa chọn.

Đại học liên kết
UWE Bristol - Phenikaa Campus cung cấp môi trường học tập tiếng Anh sáng tạo và phát triển toàn diện cho sinh viên. (Ảnh: Phenikaa)

Đây cũng là lý do để môi trường chuẩn quốc tế, hiện đại, khơi gợi trải nghiệm sáng tạo của UWE Bristol – Phenikaa Campus được nhiều bạn trẻ thích thú và an tâm lựa chọn. Với 100% thời lượng học tập các môn chuyên ngành bằng tiếng Anh theo giáo trình từ Đại học UWE Bristol (Anh Quốc), Chương trình đem tới chất lượng đào tạo quốc tế, môi trường học tập hiện đại, năng động.

Sau khi học hết 3 năm tại Việt Nam, sinh viên có 2 lựa chọn: Học chuyên ngành tại Việt Nam, theo giáo trình của UWE Bristol; Học chuyên ngành theo giáo trình của UWE Bristol tại Vương Quốc Anh (UWE Bristol – Frenchay Campus). Sinh viên tốt nghiệp chương trình sẽ nhận bằng Cử nhân chính quy do Đại học UWE Bristol cấp, được công nhận tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Lan Chi