Về thị trường, mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã xuất khẩu sang gần 40 nước trên thế giới, trong đó có nhiều thị trường có tiềm năng lớn, gồm: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Trung Quốc, Anh, Đức, Pháp… Trong đó, Hoa Kỳ tiếp tục là thị trường chính và tiềm năng, dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, với mức trên 186,67 triệu USD, chiếm khoảng 30% thị phần, giảm 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Các chủng loại sản phẩm chính xuất khẩu sang thị trường này gồm: ghế, giường bằng gỗ thông, bàn, tủ… Đứng thứ hai sau Hoa Kỳ là thị trường Trung Quốc, xuất khẩu sang thị trường này trong tháng đầu năm 2014 đạt trên 90,56 triệu USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ. Đứng thứ 3 là thị trường Nhật Bản, với tổng trị giá xuất khẩu trong tháng đầu năm 2014 đạt 67,75 triệu USD, giảm 0,2% so với cùng kỳ năm trước.
Ảnh minh họaXuất khẩu đồ gỗ của Việt Nam có dấu hiệu phục hồi trong năm 2013 sau nhiều năm sụt giảm, tổng kim ngach xuất khẩu đạt được trên 5,5 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc có sự tăng trưởng trở lại. Một trong những nguyên nhân giúp thị trường phục hồi là do nhu cầu của thế giới tăng trở lại sau một thời gian dài sụt giảm bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu. Những thuận lợi cho xuất khẩu gỗ và sản phẩm trong năm 2014 là các thị trường chính như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc đều rất sáng sủa, thị trường EU đã vượt qua khủng hoảng. Đặc biệt, Việt Nam đang tích cực đàm phán Hiệp định TPP trong đó bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc… là những thị trường xuất khẩu sản phẩm gỗ trọng điểm của Việt Nam. Khi được ký kết và có hiệu lực, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam sẽ được hưởng lợi rất lớn, nhờ thuế xuất khẩu đồ gỗ vào nhiều nước sẽ được cắt giảm, khi đó đồ gỗ Việt Nam càng có lợi thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.