Cách đây 3 năm, hàng Việt Nam xuất khẩu vào thị trường CPC chỉ đứng ở vị trí thứ 3, sau Thái Lan và Trung Quốc. Bước vào năm 2009, tình hình đã khác khi nhiều mặt hàng Trung Quốc có vấn đề về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, còn giữa Thái Lan và CPC gặp một số bất đồng thì hàng hóa của Việt Nam đã bắt đầu lấy lại vị thế của mình. Ở một số nhóm hàng như thực phẩm, hàng của Việt Nam được tiêu thụ rất mạnh, vươieät nam lên dẫn đầu tại CPC.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Xúc tiến thương mại và đầu tư Tp. Hồ Chí Minh (ITPC), do thu nhập còn thấp nên thị hiếu của người tiêu dùng CPC tập trung vào mẫu mã, giá cả sau đó mới đến chất lượng. Trong đó, giá cả là yếu tố có sức cạnh tranh rất mạnh tại CPC.
Hơn 50% dân số CPC có nhu cầu ở mức độ thấp; 35% ở mức độ khá và 15% ở mưứ độ cao. Vì những yếu tố này nên hàng hóa vào CPC có chất lượng vừa phải, giá cả thấp thì mới duy trì và phát triển thị phần. Về vấn đề này, hàng hóa của Việt Nam đã đáp ứng khá tốt. Đặc biệt, thương hiệu của Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao đã có uy tín và là một sự kiện được nhiều người dân CPC mong đợi.
Chủng loại hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam vào CPC không ngừng mở rộng như sắt thép, vật liệu xây dựng, dược phẩm, phân bón, thuốc bảo vệ thực phẩm, hàng tiêu dùng như mì ăn liền, nhựa và sản phẩm nhựa, nguyên phụ liệu dệt may, hóa mỹ phẩm và chất tẩy rửa, trái cây, hoa quả, máy móc nông nghiệp, hải sản, lương thực, thực phẩm, dệt may...
Cămpuchia được đánh giá là một thị trường khá rộng lớn với sức mua của hơn 14 triệu dân. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 10% giai đoạn 2004 - 2008. Việt Nam - CPC có đường biên giới dài 1.137 km, bao gồm 9 cửa khẩu quốc tế, 10 cửa khẩu chính và 34 cửa khẩu phụ. Trong giai đoạn 2003 - 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng Việt Nam sang CPC tăng bình quân 41,3%/năm, đến năm 2008 đạt 1,7 tỷ USD, tăng hơn 50% so với năm 2007.
Nhiều ý kiến cho rằng, cơ hội để hàng Việt vào CPC là rất lớn, nhưng các DNVN vẫn chưa thể tận dụng được vì nhiều nguyên nhân. Trong đó, nguyên nhân quan trọng nhất đó là mức thuế nhập khẩu chính ngạch vào CPC còn rất cao, khiến hàng hóa của Việt Nam phải cạnh tranh rất dữ dội so với Thái Lan và Trung Quốc. Mặt khác, hoạt động của các DNVN vẫn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa hình thành được mạng lưới phân phối vững chắc ở CPC, chưa xây dựng được uy tín thương hiệu tại đây…
Để giúp doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, xây dựng chương trình quảng bá, hình ảnh hàng Việt vào CPC. Đây là cách tăng cường mở rộng thị phần hàng hóa Việt Nam ở CPC là mục tiêu chung của các DNVN trong năm 2009 theo hướng xây dựng những đặc thù riêng dựa trên thế mạnh của từng đơn vị.
Để hàng Việt có sức bật tốt hơn tại CPC thì nỗ lực của DN và các địa phương không thôi chưa đủ, mà cần có sự vào cuộc của các bộ ngành. Cao hơn nữa là cấp Chính phủ để thống nhất, ký kết các chính sách ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế cho một số ngành hàng khi xuất khẩu vào CPC nhằm tăng khả năng cạnh tranh của hàng Việt so với các nước trong khu vực.