Mở rộng quy mô chăn nuôi an toàn sinh họcVới diện tích đất lâm nghiệp chiếm gần 50% diện tích đất tự nhiên, trong đó diện tích rừng kinh tế chiếm 75%. Đây là các yếu tố quan trọng trong thúc đẩy các mô hình kinh tế vườn đồi, vườn rừng gắn với phát triển chăn nuôi nhằm góp phần từng bước ổn định kinh tế, tạo ra các sản phẩm hàng hóa mũi nhọn trong nông, lâm nghiệp phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện Yên Thế.
Hiện nay, trên địa bàn huyện Yên Thế có hàng chục cơ sở sản xuất giống gia cầm. Đàn gà bố mẹ giống thuần chủng lên đến gần 50 nghìn con, đáp ứng cơ bản đảm bảo được nguồn giống ngay tại địa bàn. Các cơ sở sản xuất giống gia cầm không ngừng nâng cao quy mô, tuyển chọn giống từ các Viện chuyên môn, hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất gà giống bố mẹ đến cung cấp con giống. Bởi vậy tình hình chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã duy trì ở mức ổn định, hiện tại, tổng đàn gà của tỉnh đạt 18 triệu con, tổng sản lượng đạt 34.000 tấn; trong đó, đàn gà thương phẩm của huyện Yên Thế đạt 14 triệu con, tổng sản lượng đạt khoảng 23.500 – 28.000 tấn, giá trị sản xuất đạt trên 1.200 tỷ đồng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cùng các đại biểu tham quan sản phẩm gà đồi Yên Thế được chế biến, trưng bày tại Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ Gà đồi Yên Thế ngày 21/10 vừa qua
Cùng với phong trào phát triển các mô hình kinh tế trang trại, gia trại, vườn đồi, vườn rừng, mô hình kinh tế kết hợp VACR; mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học quy mô lớn, khép kín dưới tán cây trên các sườn đồi, quả đồi độc lập tại huyện Yên Thế đã được các nhà khoa học, nhà quản lý đánh giá cao. Gà đồi Yên Thế với 2 giống chủ lực là Ri Lai và Mía Lai, là giống có mẫu mã đẹp, chất lượng thịt đảm bảo được nuôi theo quy trình an toàn sinh học, quy mô lớn được đánh giá cao.Sản phẩm Gà đồi Yên Thế trong thời gian qua đã được tiêu thụ rộng trên các thị trường thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh, Hải Dương, Quảng Ninh, Nam Định, Phú Thọ, Thanh Hóa, Nghệ An, Thái Nguyên… và một số địa phương trong cả nước.
Thương hiệu làm nên thành tíchChăn nuôi gà đồi giờ đây đã trở thành một nghề đối với nhiều hộ nông dân và cho thu nhập ổn định từ 50-100 triệu đồng/năm; có năm thuận lợi một số hộ đã có thu nhập từ 150 – 200 triệu đồng. Qua đó, đã góp phần cho người lao động, đẩy nhanh tiến độ xóa đói, giảm nghèo cho người nông dân. Đặc biệt năm 2011, Cục Sở hữu trí tuệ - Bộ Khoa học và Công nghệ đã cấp chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm Gà đồi Yên Thế. Đây là sản phẩm vật nuôi đầu tiên trong nước được cấp nhãn hiệu và bảo hộ độc quyền.
Với năng lực và uy tín vượt trội, sản phẩm Gà đồi Yên Thế liên tục nhận được các giải uy tín từ năm 2011 đến nay. Là 1 trong 4 sản phẩm, thực phẩm của Việt Nam lọt vào danh sách nhận Cúp chứng nhận “Sản phẩm, thực phẩm tốt nhất Đông Nam Á – ASEAN BESTFOOD/BESTFOOD PRODUCT” do Ban tổ chức Chương trình truyền thông quảng bá “doanh nhân ASEAN vì môi trường xanh –sạch-đẹp” trao tặng được tổ chức tại Singapore. Danh hiệu “Thương hiệu – nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013”. Nằm trong top 50 “Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2014” do Viện Sở hữu Trí tuệ Quốc tế, Tạp chí Sở hữu trí tuệ, sáng tạo phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ trao tặng; top 10 “Thương hiệu – Nhãn hiệu nổi tiếng năm 2015” …
Mô hình chăn nuôi gà đồi an toàn sinh học quy mô lớn, khép kín dưới tán cây tại huyện Yên Thế được các nhà khoa học, nhà quản lý đánh giá cao
Tập trung nguồn lực sản xuất sạch, giá trị caoĐánh giá về quy trình chăn nuôi gà đồi Yên Thế hiện nay, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Các hộ chăn nuôi và các cấp, ngành trong tỉnh Bắc Giang đang đi đúng hướng giúp gà đồi Yên Thế không ngừng phát triển về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, vẫn cần cơ cấu lại chăn nuôi theo hướng khống chế số lượng đàn, nâng chất lượng sản phẩm. Bộ sẽ đồng hành, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc cùng Bắc Giang phối hợp phát triển gà đồi Yên Thế theo hướng sản xuất sạch, giá trị cao.
Hằng năm tỉnh và huyện đều dành nguồn kinh phí nhất định (trên 1 tỷ đồng) hỗ trợ nông dân phát triển chăn nuôi gà đồi, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ nông dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất; thường xuyên kiện toàn hệ thống cán bộ thú y từ huyện đến các thôn bản khi có sự thay đổi; trích ngân sách chi trả phụ cấp cho đội ngũ cán bộ thú y thôn bản, với mức 150.000 đ/người/tháng; tổ chức lồng ghép nhiều nguồn vốn triển khai các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho các hộ chăn nuôi, đặc biệt là hộ nghèo và hộ cận nghèo.
Ông Nguyễn Xuân Hiếu – một hộ chăn nuôi gà đồi cho hay: “Thời gian vừa qua, nhờ có sự hỗ trợ từ các cấp ủy đảng, chính quyền, các Trung tâm nghiên cứu tạo điều kiện về mặt khoa học kỹ thuật, kiến thức thị trường…đã giúp những người chăn nuôi gà tạo ra một hệ thống dịch vụ phụ trợ phát triển, sản phẩm tạo ra được tiêu thụ thuận lợi. Tuy nhiên sản phẩm gà đồi Yên Thế chưa có đặc trưng riêng để nhận biết.” Được biết, từ năm 2015 đến nay, Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phương (Viện Chăn nuôi, Bộ Nông nghiệp và PTNT) đã nghiên cứu, triển khai các mô hình chăn nuôi gà hướng trứng, hướng thịt. Lai tạo thành công giống gà thuần chủng, mang đặc trưng riêng của Yên Thế.
Theo đại diện của Viện chăn nuôi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển chăn nuôi, trong năm 2018, Viện sẽ tiếp tục phối hợp với phòng Nông nghiệp huyện Yên Thế triển khai dự án Khuyến Nông Trung Ương: “Xây dựng mô hình nuôi gà lông màu hướng trứng và hướng thịt chất lượng cao trong nông hộ”. Để việc sản xuất và tiêu thụ gà đồi Yên Thế ngày càng phát huy hiệu quả, bảo đảm bền vững; thời gian tới, cần đẩy mạnh việc quảng bá thương hiệu, đổi mới mẫu mã, bao bì phát triển hơn nữa thương hiệu gà đồi Yên Thế. Qua đó nghiên cứu, phát triển Hội nghị Xúc tiến tiêu thụ thành Lễ hội gà đồi gắn với quảng bá lịch sử, văn hóa, du lịch và các sản phẩm đặc trưng của huyện Yên Thế.
Xúc tiến tiêu thụ gà đồi Yên Thế: Đẩy mạnh thương hiệu nông sản đặc trưng
TCCT
Trong quá trình sản xuất gà đồi, huyện Yên Thế tỉnh Bắc Giang đã tích cực chỉ đạo chuẩn hóa quy trình chăn nuôi theo hướng ăn toàn sinh học và theo hướng VietGap để đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc