Phát biểu trực tuyến tại Hội nghị “Giữ vững mối liên kết đảm bảo chuỗi cung ứng hàng Việt Nam hưởng ứng Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 8/12 vừa qua, ông Nguyễn Nguyên Phương, Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh chia sẻ trong thời gian dịch bệnh, có thể nói giai đoạn đó rất khốc liệt, để cung ứng hàng hoá cho 10 triệu dân trong thành phố, thì mỗi ngày hệ thống phân phối cung ứng khoảng 10 tấn hàng hoá, trong đó có 3 chợ đầu mối chiếm khoảng 70% hàng hoá giao dịch.
Khi dịch bệch ở giai đoạn cao điểm, cả 3 chợ đầu mối này đóng cửa, 234 chợ truyền thống đóng cửa gần hết, còn lại khoảng 9 chợ hoạt động đều là các chợ nhỏ, ở ngoại thành hoặc chợ vùng sâu vùng xa, toàn bộ trong thành phố kênh phân phối truyền thống đóng cửa. Để cung ứng hàng hoá cho người dân, áp lực dồn lên hệ thống phân phối hiện đại, các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi. Tuy nhiên, thời điểm đó, mỗi khi có 1 ca F0 phát hiện tại các cửa hàng, các siêu thị thì lập tức chính quyền địa phương tạm ngưng hoạt động, đóng cửa các siêu thị, và cũng chưa có hướng dẫn cụ thể nào đối với xử lí các ca F0, do đó một số siêu thị hay cửa hàng có thời điểm phải đóng cửa lên tới 2 3 tuần.
Ông Phương thông tin thêm: “Hàng chục địa điểm phải đóng cửa như vậy dẫn tới việc cung ứng hàng hoá cho người dân hết sức khó khăn, hơn nữa chúng ta áp dụng giải pháp lhuy động nhiều lực lượng thực hiện công tác này, tuy nhiên hiệu quả không cao, hàng hoá tới tay người dân không đáp ứng được yêu cầu, có khi nó không đầy đủ, có khi chất lượng không đảm bảo”.
Qua 1 tuần triển khai như vậy, với sự thống nhất của tổ công tác, Thành phố huy động sự tham gia của các lực lượng khác, trong đó có đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận Tổ quốc, lo cho các đối tượng yếu thế, lực lượng lao động có nguồn thu nhập thấp, không có thu nhập dự phòng, dự trữ,… Sau đó thí điểm mở cửa cho shiper hoạt động, từ hoạt động trong nội quận đến liên quận,… Và sau 1 tuần đã biến chuyển rõ ràng, việc cung ứng hàng hoá thuận lợi hơn, bắt đầu đi vào nề nếp, đến nay đã ổn định, và Thành phố đã có điều kiện chuẩn bị nguồn hàng hoá cùng các phương án cung ứng hàng hoá đảm bảo an toàn, giá cả ổn định cho mùa Tết sắp tới.
Qua đó, Phó Giám đốc Nguyễn Nguyên Phương chia sẻ 5 điểm với Hội nghị.
Thứ nhất, sự liên kết giữa các sở ngành của TP.HCM với các địa phương chặt chẽ, kịp thời, phát huy tác dụng ngay từ đầu khi các ca F0 xuất hiện. Khi các doanh nghiệp thông tin về khó khăn, vướng mắc trong việc lưu thông hàng hoá về, tổ công tác ngay lập tức liên hệ với các Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải để có những chỉ đạo hỗ trợ cho lưu thông hàng hoá.
Thứ hai, vai trò, trách nghiệm, tính chủ động của các doanh nghiệp hết sức cao, đặc biệt là hệ thống phân phối, các nhà cung ứng hàng hoá và khi họ gặp khó khăn, Sở Công Thương đã hướng dẫn, giải quyết các khó khăn hỗ trợ kịp thời. Với sự hỗ trợ của chính quyền, các đơn vị đã cố gắng huy động lực lượng trên công suất 200 - 300% năng lượng bình thường có thể hoạt động.
Thứ ba quan trọng nhất, qua đợt dịch đã nhận thức và trả về đúng vị trí vai trò của các chủ thể tham gia, đặc biệt là các cái lực lượng logistic, các đơn vị shipper, đảm bảo lượng cung ứng hàng hóa rất lớn đến tay người dân.
Thứ tư, có sự tham gia hoạt động kịp thời của các chủ thể liên quan, ví dụ như các doanh nghiệp logistic, các hệ thống phân phối không phải là phân phối hàng hóa lương thực, thực phẩm, ví dụ như các chuỗi cửa hàng kinh doanh, các cái sản phẩm phi thực phẩm, kể cả các cửa hàng bán thuốc tây, khai thác cơ sở vật chất của họ để thiết lập lại kênh phân phối mới, kịp thời đưa hàng hóa đến tay người dân với số lượng rất lớn, kể cả bán hàng lưu động.
Và điểm cuối cùng, sự vào cuộc kịp thời của lãnh đạo kịp thời khi tình hình khó khăn nhanh chóng nổi lên ở thành phố.