Theo dự kiến, tàu vận chuyển LNG theo hợp đồng sẽ cảng nhập khẩu LNG của Ba Lan vào đầu tháng 11/2019
Theo kế hoạch, LNG sẽ được bơm vào hệ thống truyền tải của Ba Lan sau khi tái khí hóa, từ đó khí sẽ được chuyển đến Ukraine thông qua đường ống dẫn khí đốt ở thành phố Hermanowice.
Theo người đứng đầu PGNiG P. Wozniak, công ty năng lượng này có ý định tăng xuất khẩu khí đốt sang Ukraine, nhưng trở ngại duy nhất là thông lượng yếu của hệ thống truyền khí.
Nhìn chung, PGNiG đã tích lũy được nhiều hinh nghiệm và nâng cao năng lực trên thị trường LNG trong 3 năm qua, có thể mua LNG theo các điều khoản cạnh tranh từ các nhà cung cấp đáng tin cậy từ khắp nơi trên thế giới.
Ngoài ra, PGNiG cũng đã hoàn thành công suất cảng nhập khẩu LNG của mình để chuẩn bị tiếp nhận 39 đợt giao hàng vào năm 2020.
Bên cạnh đó, công ty còn chú trọng tăng năng lực thông lượng trong hệ thống đường ống dẫn khí cả ở nội địa Ba Lan và trên biên giới của đất nước. Hạn chế duy nhất trong việc phát triển xuất khẩu sang Ukraine là các đường ống dẫn khí ở Ba Lan theo hướng Silesia-Subcarpathian Voivodeship có năng lực thông lượng thấp. Tuy nhiên, theo kế hoạch, việc tăng thông lượng sẽ được thực hiện trước năm 2021.
Cho đến nay, khối lượng khí đốt từ Hoa Kỳ, dự định xuất khẩu sang Ukraine, vẫn chưa được công bố.
Được biết, PGNiG trước đó đã ký một số hợp đồng dài hạn để được cung cấp LNG từ Hoa Kỳ.
Hợp đồng 24 năm với Cheniere Marketing International của Mỹ cung cấp cho Ba Lan trong giai đoạn 2019-2022 hàng năm khoảng 0,52 triệu tấn LNG (0,7 tỷ m3 khí sau khi tái hóa) và từ 2023-2042 - mỗi năm 1,45 triệu tấn LNG (1,95 tỷ m3 sau khi tái khí hóa).
Đồng thời, hợp đồng với Venture Global LNG cung cấp cho Ba Lan 2 triệu tấn LNG mỗi năm (tương ứng với 2,7 tỷ m3 khí sau khi tái khí hóa) trong 20 năm.