Bà Rịa-Vũng Tàu: Chú trọng nâng cao thương hiệu đặc sản địa phương

Đặc sản địa phương cũng là các sản phẩm hàng hóa và do vậy, cũng chịu ảnh hưởng bởi các quy luật cạnh tranh và cung cầu. Nắm bắt được việc này, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (BR-VT) đã ban hành Quyết định về Đề án“ Xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu đối với các sản phẩm, hàng hóa đặc sản tỉnh (BR-VT) giai đoạn 2014 – 2020”.

Những năm qua, nhận thấy tầm quan trọng và giá trị thương hiệu của sản phẩm, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã chủ trương chỉ đạo tăng cường hơn nữa việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cũng như xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu các sản phẩm, hàng hóa đặc sản của tỉnh. Đây là việc làm cần thiết, không những đem lại nguồn lợi lớn về kinh tế, mà còn góp phần duy trì, bảo vệ danh tiếng đối với hàng hóa, sản phẩm đặc sản của địa phương.

Đề án “ Xây dựng, phát triển và quảng bá thương hiệu đối với các sản phẩm, hàng hóa đặc sản tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2014 – 2020” gồm 15 sản phẩm, hàng hóa xây dựng thương hiệu như: Nhãn hiệu tập thể (12 sản phẩm) gồm Thanh long Bông Trang, Bưởi da xanh Sông xoài, Quýt đường Xuyên Mộc, Chả cá Phước Hải, Bánh hỏi An Nhứt, Mắm ruốc BR-VT, Bánh canh Long Hương, Bánh tét bắp Đất Đỏ, mắm bằm Hòa Long, Rượu Hòa Long, Sò ốc mỹ nghệ Vũng Tàu; Nhãn hiệu chứng nhận (02 sản phẩm): Cá thu một nắng Côn Đảo, Mực một nắng Côn Đảo; Chỉ dẫn địa lý (01 sản phẩm): Muối Bà Rịa.

Mực một nắng Côn Đảo
Mực một nắng Côn Đảo

Đến nay, kết thúc giai đoạn của để án ghi nhận các kết quả đạt được tại các dự án do Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh BR-VT quản lý gồm (04 dự án cho 05 sản phẩm) đó là: Hoàn thành triển khai thực hiện các dự án; Xây dựng, phát triển và quảng bá nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm Rượu Hòa Long; Xây dựng, phát triển và quảng bá nhãn hiệu chứng nhận cho sản phẩm Mực một nắng Côn Đảo, Cá thu một nắng Côn Đảo, các sản phẩm đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Cùng với đó, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh BR-VT cũng đã quản lý (10 dự án cho 10 sản phẩm) và hoàn thành triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận cho 3 sản phẩm (Thanh Long Xuyên Mộc, Chả cá Phước Hải, Bưởi da xanh Sông Xoài), xây dựng chỉ dẫn địa lý cho Muối Bà Rịa. Các sản phẩm trên cũng đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Thanh Long Xuyên Mộc
Thanh Long Xuyên Mộc

Ngoài các sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ ngoài danh mục trong đề án được phê duyệt gồm: Hoàn thành triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhãn hiệu tập thể và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm: Nhãn xuồng cơm vàng BR-VT, Mãng cầu ta BR-VT, Bánh khọt Vũng Tàu, địa phương cũng hoàn thành triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhãn hiệu chứng nhận và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm: Muối Bà Rịa, Hồ tiêu BR-VT, Bún Long Kiên – Bà Rịa, Hàu Long Sơn – Vũng Tàu, Bánh tráng An Ngãi;  Hoàn thành triển khai thực hiện các dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý và được Cục Sở hữu trí tuệ cấp bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm: Hồ tiêu BR-VT, Nhãn xuồng cơm vàng BR-VT, Mãng cầu ta BR-VT.

Đạt được những kết quả tích cực trên, có thể thấy việc xây dựng, bảo vệ và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm đặc sản luôn mang lại rất nhiều lợi ích, không chỉ mang lại giá trị kinh tế cho người nông dân sản xuất mà còn tạo uy tín cho sản phẩm, mở rộng thị trường, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa là vũ khí sắc bén trong cạnh tranh. Khi sản phẩm nông sản được xây dựng thương hiệu, giá trị hàng hóa thường cao gấp 2–3 lần so với sản phẩm chưa có thương hiệu.

Bưởi da xanh
Bưởi da xanh

Song song với xác lập quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm đặc sản của tỉnh, ngành Nông nghiệp đã tham mưu xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, vùng nguyên liệu cho các sản phẩm; Hồ tiêu, Mãng cầu ta, Nhãn xuồng, Bưởi da xanh…

Đồng thời trình UBND tỉnh phê duyệt công nhận 06 nghề truyền thống: Bún Long Kiên, Rượu Hòa Long, Bánh Hỏi An Nhứt, Muối Long Điền, Bánh tráng An Ngãi, Sò ốc mỹ nghệ Tp. Vũng Tàu. Đây là cơ sở để tiếp trục xây dựng, phát triển thương hiệu cho các sản phẩm nông sản đặc sản của tỉnh.

Hồ Tiêu
Tiêu bầu đen

Nhằm thực hiện tốt kết quả xây dựng thương hiệu, quảng bá sản phẩm hàng hóa đặc sản của tỉnh, BR VT đã xây dựng các Quy chế quản lý và sử dụng nhãn hiệu Chúng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm.

Có thể thấy, sản phẩm sau khi bảo hộ được quảng bá, giới thiệu trong các chương trình xúc tiến thương mại giúp doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trong tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, nhãn hiệu thương hiệu hàng hóa, mở rộng sản xuất kinh doanh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, qua đó, góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới, chủ trương tái cơ cấu ngành Nông nghiệp và phát triển kinh tế - xã hội bền vững của tỉnh.

Hoàng Dương