Bộ Công Thương tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới

Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.
an toàn thực phẩm
Bộ Công Thương vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Kế hoạch được ban hành nhằm tăng cường vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy Đảng; tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động đối với công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm; tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng cơ chế, chính sách và bố trí nguồn nhân lực cho công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập.

Theo Kế hoạch, Bộ Công Thương đã phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng đơn vị thuộc Bộ (Kế hoạch số 13-KH/BCSĐ ngày 28 tháng 3 năm 2023). Cụ thể: 

Văn phòng Đảng ủy Bộ

Chịu trách nhiệm hướng dẫn, tham mưu Thường vụ Đảng ủy Bộ trong công tác chỉ đạo các tổ chức đảng trực thuộc phổ biến, quán triệt thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW ngày 21 tháng 10 năm 2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới đến cán bộ, đảng viên trong toàn Đảng bộ Bộ Công Thương.

Vụ Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Thị trường trong nước, Tổng cục Quản lý thị trường, các đơn vị chức năng trong và ngoài Bộ rà soát, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm; phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sớm tổng kết việc thực hiện Luật An toàn thực phẩm và hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất chỉ một đầu mối thực hiện nhiệm vụ bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm từ Trung ương tới địa phương; xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu về bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm liên thông với hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia.

Văn phòng Bộ

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thực hiện chính sách luật về an ninh, an toàn thực phẩm. Xây dựng, duy trì và phát triển chuyên mục “Khoa học và Công nghệ" trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công Thương cuồng sản xuất, đăng tài tin, bài ảnh và video cho chuyên mục.

Công khai trên phung tiện truyền thông các cơ sở sản xuất doanh, các sản phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm các đơn chúc có thành tích tên trong công tiểu đảm bảo an toàn thực phẩm; công khi doanh nghiệp, chuỗi cung ứng, sản phẩm hàng hóa vi phạm về an ninh, an thực phẩm, cung cấp thông tin số điện thoại đường dây nóng và đầu mỗi nhận, xử lý tổ giá, phản ánh của tổ chức, cá nhân về các hành vi vi phạm lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Vụ Thị trường trong nước

Đẩy mạnh công tác truyền thông, tổ chức tập huấn về bảo đảm an toàn thực phẩm trong khâu phân phối; Thực hiện việc kết nối thực phẩm an toàn vào hệ thống phân phối; Tiếp tục chỉ đạo thực hiện công tác bảo đảm an toàn thực phẩm lồng ghép trong các nội dung công tác thường xuyên, nhiệm vụ được giao như Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam", bình ổn thị trường, Đề án Đổi mới phương thức kinh doanh nông sản, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi.

Cục Công nghiệp

Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong Bộ tham mưu, xây dựng các chiến lược phát triển ngành theo hướng xã hội hóa, đảm bảo an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu, sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm; Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất thực phẩm thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Công Thương theo quy định của pháp luật.

Cục Xuất Nhập khẩu

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp xây dựng vùng nguyên liệu sản xuất nông nghiệp xanh kinh tế tuần hoàn gắn với định hướng đáp ứng các yêu cầu, quy định về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu; Nghiên cứu xây dựng và trình ban hành Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt giải pháp phát triển chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn của Việt Nam đến năm 2030.

Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số

Tuyên truyền, cảnh báo đến người tiêu dùng về các website thương mại điện tử vi phạm về vệ sinh, an toàn thực phẩm trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương, Cổng thông tin điện tử Cục Thương mại điện tử là và Kinh tế số và Hệ thống quản lý hoạt động thương mại điện tử; Phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài Bộ trong việc cung cấp thông tin để rà soát và xử lý các website thương mại điện tử có hoạt động liên quan đến các quy định về vệ sinh, an toàn thực phẩm có dấu hiệu vi phạm pháp luật

Ủy ban Cạnh tranh quốc gia

Trong quá trình xây dựng và thực hiện các giải pháp tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm, thường xuyên thực hiện lồng ghép công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh về pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và thực hành kỹ năng tiêu dùng an toàn, trong đó, tập trung vào việc lựa chọn và sử dụng các sản phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và cộng đồng; Chủ động phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan soát, phát hiện các hành vi có nguy cơ mất an ninh, an toàn thực phẩm, từ đó, kịp thời có các hình thức xử lý và cảnh báo, hướng dẫn tới người tiêu dùng.

Tổng cục Quản lý thị trường

Chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trưởng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nghiêm túc thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13 tháng 4 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm trong tình hình mới.

Tăng cường công tác truyền thông theo hướng cụ thể, thiết thực, đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông giáo dục về an toàn thực phẩm, cụ thể: phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai mạnh mẽ và đồng bộ các hoạt động thông tin, giáo dục và truyền thông để tuyên truyền, hướng dẫn cho người tiêu dùng có kiến thức và biết lựa chọn thực phẩm an toàn; tăng cường phối hợp kiểm tra, giám sát, thanh tra hàng thực phẩm lưu thông trên thị trường. Công khai thông tin các trường hợp cá nhân, tổ chức vi phạm, các vụ việc điển hình theo quy định...

Theo Kế hoạch số 13-KH/BCSĐ Tạp chí Công Thương có nhiệm vụ:

  • Đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp và người dân trong đảm bảo an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng sản phẩm thực phẩm, đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm. Tuyên truyền về những mô hình điểm có những hành động hiệu quả trong việc đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm. Khuyến khích hỗ trợ các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm ứng dụng công nghệ cao và kết nối chuỗi giá trị cung ứng thực phẩm an toàn.
  • Tăng cường tuyên truyền công tác đảm bảo an ninh, an toàn thực phẩm đối với các doanh nghiệp trực thuộc Bộ, sinh viên, học viên trong khối trường trực thuộc Bộ.
  • Tổ chức các sự kiện, hoạt động kết nối cung cầu, giới thiệu, quảng bá sản phẩm an toàn thực phẩm nhằm thúc đẩy hành động vì an toàn thực phẩm. sản xuất kinh doanh thực phẩm an toàn thông qua các chuyên mục, bài viết, video clip, tọa đàm trường quay, tổ chức các buổi tọa đàm, hội thảo hoặc cuộc thi tuyên truyền và hoạt động truyền thông hưởng ứng.

[Quảng cáo]

Hoàng An