Đánh giá sự hài lòng của người học đối với chất lượng giảng dạy trực tuyến - trường hợp nghiên cứu: Trường Du lịch - Đại học Huế

Đề tài Đánh giá sự hài lòng của người học đối với chất lượng giảng dạy trực tuyến - trường hợp nghiên cứu: Trường Du lịch - Đại học Huế do TS. Đỗ Thị Thảo - ThS. Nguyễn Thị Phương Thảo - TS. Nguyễn Thị Như Hoa ( Giảng viên Khoa Du lịch - Trường Du lịch - Đại học Huế ) thực hiện.

TÓM TẮT:

Mục đích của nghiên cứu này nhằm đánh giá sự hài lòng của người học đối với chất lượng giảng dạy trực tuyến tại Trường Du lịch - Đại học Huế. Với 257 phản hồi hợp lệ từ phía người học, nghiên cứu chỉ ra các yếu tố đánh giá chất lượng giảng dạy trực tuyến có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của người học. Trong đó, một số yếu tố bao gồm chất lượng thông tin, chất lượng giảng viên, niềm tin đối với Nhà trường có tác động cao hơn so với các yếu tố còn lại. Ngoài ra, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao và hoàn thiện chất lượng giảng dạy trực tuyến, nhằm đáp ứng nhu cầu của người học được tốt hơn, đồng thời nâng cao chất lượng đào tạo, vị trí, thương hiệu của Trường Du lịch - Đại học Huế.

Từ khóa: người học, giảng dạy trực tuyến, sự hài lòng, Trường Du lịch - Đại học Huế.

1. Đặt vấn đề

Giảng dạy trực tuyến đã được phát triển ở các nước tiên tiến từ lâu, song trong lĩnh vực giáo dục ở Việt Nam mới chỉ được đẩy mạnh từ khi dịch Covid - 19 bùng phát. Hiện nay, nhu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy là một bước đi mà hầu hết các trường đại học trong cả nước đều quan tâm và phát triển, không chỉ vậy, lợi ích của việc giảng dạy trực tuyến tạo sự chủ động trong việc phù hợp với mọi đối tượng. Với tỷ lệ dân số ngày càng hiểu biết về công nghệ cao hơn, theo nghiên cứu của Abdulwahed &cộng sự (2015) đã chỉ ra rằng lợi ích của việc giảng dạy trực tuyến nhằm hiện đại hóa và nâng cao quá trình học tập, tăng sự hấp dẫn, khả năng tiếp cận và sự thuận tiện cho sinh viên. Hơn nữa, Robinson (2017) cho rằng việc đào tạo trực tuyến sẽ mang lại lợi ích lâu dài cho các trường đại học, do đó việc đào tạo trực tuyến cần phải được liên tục đánh giá và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu của người học. Với vai trò đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực du lịch chất lượng cao, nghiên cứu và chuyển giao khoa học công nghệ trong lĩnh vực du lịch ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên và quốc gia, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế thì chất lượng đào tạo được Trường Du lịch - Đại học Huế ưu tiên phát triển đặt lên hàng đầu. Vì vậy, sự hài lòng của người học trong môi trường học tập trực tuyến được xe

m như sự đánh giá tích cực của người học về chất lượng giảng dạy trực tuyến, đây cũng là cơ sở để Nhà trường đưa ra những giải pháp, chiến lược nâng cao chất lượng giảng dạy, phù hợp với xu thế công nghệ hiện nay.

2. Tổng quan lý thuyết và mô hình nghiên cứu

Có nhiều nghiên cứu khác nhau liên quan đến đánh giá về sự hài lòng của người học đến hình thức dạy và học trực tuyến, điển hình như nghiên cứu của Chiu & cộng sự (2005), Tarhini (2013), Hằng&cộng sự (2013), Mohammadi (2015), Pham & cộng sự(2019). Các nghiên cứu này được thực hiện hầu hết ở các nước phát triển như Đài Loan, Hoa Kỳ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Tây Ban Nha và các lý thuyết được các tác giả vận dụng để giải thích trong một số nghiên cứu đi trước, bao gồm: lý thuyết về phân biệt kỳ vọng EDT (expectancy disconfirmation theory), mô hình chấp nhận công nghệ TAM (technology acceptance model) và hệ thống thông tin thành công ISS (Information systems success). Ngoài ra, Joel Mtebe (2018) cũng đã xác định các yếu tố chính có ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với hệ thống giảng dạy trực tuyến tại Đại học Dar es Salaam, Tanzania. Nghiên cứu đã được thử nghiệm dựa trên phân tích hồi quy bằng cách sử dụng mẫu gồm 153 sinh viên đã đăng ký kết quả chỉ ra các yếu tố chất lượng hệ thống, chất lượng giảng viên và chất lượng dịch vụ có tác động tích cực đáng kể đến sự hài lòng của người học. Tuy nhiên, chất lượng khóa học được phát hiện là không có ảnh hưởng đáng kể đến sự hài lòng của người học đối với hệ thống đào tạo trực tuyến. Theo Pei-Chen Sun (2008), đã phát triển mô hình tích hợp với 6 khía cạnh: người học, người hướng dẫn, khóa học, công nghệ, thiết kế và môi trường. Một cuộc khảo sát đã được thực hiện để điều tra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với đào tạo trực tuyến. Kết quả cho thấy sự lo lắng về máy tính của người học, thái độ của giảng viên, tính linh hoạt của khóa học, chất lượng khóa học trực tuyến, tính hữu ích được cảm nhận, tính dễ sử dụng được cảm nhận và sự đa dạng trong đánh giá là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng cảm nhận của người học.  Ali, M & cộng sự (2022) đã tìm ra mối quan hệ giữa các khía cạnh chất lượng dịch vụ đào tạo trực tuyến, sự hài lòng của sinh viên trong các viện giáo dục đại học của Pakistan. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các khía cạnh (chất lượng hệ thống, tài liệu khóa học và chất lượng giảng viên, công nghệ thông tin và chất lượng dịch vụ hỗ trợ) có tác động tích cực đến sự hài lòng của sinh viên; ngoài ra chất lượng trang web của khóa học có tác động tích cực nhưng không đáng kể đến sự hài lòng của người học. Bên cạnh đó các vấn đề kỹ thuật như truy cập internet bị hạn chế, lỗi máy chủ và dung lượng truy cập internet hạn chế gây trở ngại cho sinh viên trong quá trình học tập bằng hệ thống trực tuyến (Inawati, 2022).

3. Phương pháp nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất

Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu sử dụng phương pháp hỗn hợp bao gồm định tính và định lượng để tìm hiểu và giải quyết vấn đề nghiên cứu. Nghiên cứu đã sử dụng một số phân tích, kiểm định: kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tuyến tính bằng phần mềm SPSS 26.0.

Mô hình nghiên cứu: Đối với nghiên cứu này nhóm tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên kế thừa và phát triển các yếu tố trong mô hình khoảng cách chất lượng dịch vụ SERVQUAL của Parasuraman &cộng sự, 1985,  mô hình hệ thống thông tin thành công (ISS) của DeLone & McLearn, 2016 và dựa trên ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục về việc triển khai đánh giá chất lượng đào tạo trực tuyến tại Việt Nam, đây cũng là một hướng tiếp cận mới trong nghiên sự hài lòng đối với người học đối với chất lượng giảng dạy trực tuyến tại các trường đại học.

4. Kết quả nghiên cứu và kết luận

Cơ cấu mẫu điều tra: Với 257 phản hồi hợp lý từ phía người học, tỷ lệ đối tượng được hỏi chủ yếu là sinh viên nên độ tuổi chủ yếu từ 18-24 tuổi chiếm tỷ lệ khá lớn 83.27%, học viên cao học chiếm 16,33%. Tỷ lệ sinh viên đạt học lực khá, giỏi  chiếm tỷ lệ khá cao trong phiếu trả lời câu hỏi, giỏi 30.35% câu trả lời, khá chiếm 31.51%. Hầu hết người học đều tiếp cận và sử dụng internet khá thành thạo, với hầu hết câu trả lời là trên 2 năm chiếm hơn 98%. Nghiên cứu đã  sử dụng phương pháp phân tích hệ số Cronbach’s Alpha trước khi phân tích nhân tố EFA để loại các biến không phù hợp. Sau khi tiến hành loại các biến không phù hợp và tiến hành chạy EFA thu đươc kết quả chi tiết ở Bảng 1 thỏa mãn các điều kiện, khẳng định mô hình phù hợp.

Bảng 1. Kết quả kiểm định các thang đo

Biến quan sát

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Hệ số tải các nhân tố thành phần

CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN (TT) -  Cronbach’s Alpha = 0,803

TT1- Bài giảng trực tuyến cung cấp đầy đủ thông tin của môn học

0.532

0.795

0.823

TT2- Thông tin từ bài giảng trực tuyến luôn được cập nhật và rõ ràng

0.593

0.779

0.824

TT3- Độ tin cậy của thông tin đầu ra từ các bài giảng cao

0.728

0.673

0.702

TT4- Các video bài học được thực hiện rất dễ xem, hay và nội dung phong phú

0.779

0.701

0.820

CHẤT LƯỢNG HỆ THỐNG (HT): Cronbach’s Alpha =  0.771

HT1-Hệ thống học trực tuyến có sự phản hồi nhanh chóng trong thời gian cao điểm

0.586

0.612

0.726

HT2- Các bước hoàn thành khóa học trực tuyến trên hệ thống đơn giản

0.482

0.614

0.742

HT3- Các thông tin giao diện trên hệ thống học trực tuyến có bố cục rõ ràng

0.419

0.693

0.604

HT6- Hệ thống dạy học trực tuyến của nhà trường đáp ứng đầy đủ nhu cầu việc học

0.510

0.648

0.720

CHẤT LƯỢNG GIẢNG VIÊN (GV) Cronbach’s Alpha =   0.823 

 GV1-Giảng viên luôn tận tụy để sinh viên có thể tiếp thu ở mức cao nhất

0.873

0.903

0.824

 GV2-Giảng  viên  có  kiến  thức chuyên môn cao

0.814

0.904

0.791

GV3- Giảng viên có phương pháp giảng dạy tốt và có sự chuẩn bị trong tổ chức khóa học phù hợp

0.812

0.895

0.745

GV4-Giảng viên cung cấp bài giảng hay, phù hợp, dễ hiểu

0.691

0.904

0.820

GV5- Giảng viên tạo một môi trường học tập tốt và luôn khuyến khích tham gia tương tác

0.892

0.803

0.831

CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ HỖ TRỢ (HTR) Cronbach’s Alpha = 0.798

HTR1- Các yêu cầu của người học luôn được nhà trường hồi đáp nhanh chóng

0.464

0.752

0.746

HTR2- Hệ thống thư viện nhà trường dễ truy cập và phong phú về đầu sách phục vụ cho quá trình học tập trực tuyến

0.652

0.745

0.847

HTR3- Cơ sở vật chất nhà trường được đáp ứng đầy đủ cho quá trình học tập

0,557

0,735

0,759

HTR4-Nhà trường luôn tìm hiểu tâm tư, lắng nghe nguyện vọng của người học

0.664

0.704

0.804

CHẤT LƯỢNG TRONG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ (KT) Cronbach’s Alpha = 0.856

KT1- Tôi thấy có sự minh bạch, rõ ràng trong kiểm tra đánh giá trong quá trình học trực tuyến

0.712

0.796

0.815

KT2- Tôi dễ dàng thao tác đối với các bài kiểm tra trên hệ thống

0.845

0.786

0.744

KT3- Các bài kiểm tra đánh giá đa dạng, phong phú giúp tôi nâng cao kiến thức của mình

0.645

0.704

0.706

KT4- Các bài kiểm tra, đánh giá đúng năng lực của người học

0.693

0.729

0.759

NIỀM TIN ĐỐI VỚI NHÀ TRƯỜNG (NT) Cronbach’s Alpha = 0.754

NT1- Kiến thức từ trường sẽ giúp bạn dễ dàng phát triển nghề nghiệp

0.576

0.612

0.834

NT2- Kiến thức được học tập tại trường đem lại cho bạn sự tự tin

0.533

0.634

0.791

NT3- Khi xét đến mức học phí đã đóng, bạn tin rằng trường đã cung cấp dịch vụ đào tạo đầy đủ

0.526

0.728

0.647

NT4- Bằng cấp của trường đảm bảo việc làm cho bạn trong tương lai

0.549

0.626

0,728

ĐÁNH GIÁ SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI HỌC (HL) Cronbach’s Alpha = 0.793

HL1- Tôi hài lòng với kiến thức thu được từ các khóa học trực tuyến

0,674

0.709

0,828

HL2- Tôi hài lòng với các trải nghiệm học trực tuyến trong quá trình sử dụng

0.637

0.722

0.775

HL3- Tôi hài lòng chương trình đào tạo của chuyên ngành đang học

0.524

0.754

0.741

HL4 - Tôi hài lòng với giảng viên của nhà trường

0.529

0.696

0.734

Hệ số KMO =  0.853 ***    (biến độc lập)                                            sig. = 0.000

Hệ số KMO =  0.796 ***    (biến phụ thuộc)                                      sig. = 0.000

Nghiên cứu tiến hành chạy mô hình hồi quy, kết quả cho thấy các hệ số hồi quy đều có giá trị dương, điều này cho thấy có sự tác động cùng chiều giữa biến độc lập và biến phụ thuộc. Dựa vào giá trị của hệ số β = 0.886 (p.value= 0.000), cho thấy yếu tố về chất lượng giảng viên có sự ảnh hưởng lớn nhất trong 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học. Đối với học trực tuyến, giảng viên và người học sẽ tương tác qua môi trường không gian “ảo” với các thiết bị kết nối internet, vì vậy giảng viên cần phải có kỹ năng trong việc khuyến khích tham gia tương tác của người học, linh động trong cách thiết kế bài giảng và các kỹ năng cần thiết khác. Yếu tố có tác động tiếp theo là chất lượng thông tin (TT) có hệ số β = 0.831 (p-value=0.000), chất lượng hệ thống (HT) với hệ số β = 0.664 (p-value =0.000). 

Các yếu tố còn lại cũng có tác động dương cùng chiều đến sự hài lòng của người học, cụ thể niềm tin đối với nhà trường hệ số β =0.725 (p-value=0.005), chất lượng dịch vụ hỗ trợ (HTR) có hệ số β = 0.519 (p-value =0.003). Như vậy, các giả thuyết đều được chấp nhận.  

Kết quả nghiên cứu đã làm rõ được những vấn đề liên quan đến hình thức giảng dạy trực tuyến và đánh giá sự hài lòng của người học thông qua đánh giá từ phía người học. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình nghiên cứu dựa trên các mô hình lý thuyết và một vài chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo trực tuyến từ Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với tình hình và thực trạng giảng dạy trực tuyến tại Trường Du lịch  Đại học Huế.  Thêm vào đó, nghiên cứu đã chỉ ra được tác động cùng chiều của các 6 yếu tố đến sự hài lòng của người học trong giảng dạy trực tuyến. Kết quả này cũng cho thấy có sự phù hợp với thực tế và một lần nữa ủng hộ một vài kết quả các nghiên cứu trước đây của Hằng &cộng sự (2013), Mohammadi (2015), Phạm & cộng sự (2019), Nhi.T.Y (2021). Với những kết quả thu được, nghiên cứu đã đưa một số giải pháp mang hàm ý quản trị nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trực tuyến ở Trường Du lịch - ĐHH nói riêng và các cơ sở giáo dục đại học nói chung.

5. Hàm ý về quản trị

- Thứ nhất: Nhà trường cần có những tài liệu và video hướng dẫn cách thức truy cập, thao tác và cách thức sử dụng các chức năng trong hệ thống dịch vụ trước khi người dùng bắt đầu khóa học. 

- Thứ hai: Nhà trường cần quan tâm đến việc làm giảm đi tính phức tạp của hệ thống khi người dùng tương tác như: sự sắp xếp các thông tin và hình ảnh cần dễ hiểu, rõ ràng, dễ thao tác khi sử dụng. Các thông tin cần cô động, chính xác, dễ nắm bắt.

- Thứ ba: Đối với giảng viên cần không ngừng trau dồi về chuyên môn mà còn các kỹ năng về công nghệ. Cách soạn bài giảng điện tử với nội dung và hình ảnh dễ hiểu, dễ nhớ, dễ tiếp thu. Hệ thống bài tập, đánh giá, kiểm tra cần rõ ràng, phù hợp và mang tính chính xác cao.

 - Thứ tư: Các dịch vụ hỗ trợ cần được cải thiện và nâng cấp, các cơ sở hạ tầng, kết nối, hệ thống đường truyền cần được cải thiện. Trong những buổi giảng dạy trực tuyến, cần ghi âm lại bài giảng để giúp người học chủ động và dễ dàng hơn trong quá trình học tập.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. Abdulwahed, M., Hasna, M. O., & Froyd, J. E. (Eds.). (2015). Advances in Engineering Education in the Middle East and North Africa: Current status, and future insights.
  2. Ali, M., Puah, C. H., Fatima, S., Hashmi, A., & Ashfaq, M. (2022). Student e-learning service quality, satisfaction, commitment and behaviour towards finance courses in COVID-19 pandemic. International Journal of Educational Management, 36(6), 892-907.
  3. Baby, A., & Kannammal, A. (2020). Network Path Analysis for developing an enhanced TAM model: A user-centric e-learning perspective. Computers in Human Behavior, 107, 106081.
  4. Chiu, C. M., Hsu, M. H., Sun, S. Y., Lin, T. C., & Sun, P. C. (2005). Usability, quality, value and e-learning continuance decisions. Computers & education, 45(4), 399-416., 2005;
  5. Hằng, V. T., & Tuân, N. M. (2013). Tích hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hài lòng của người học vào hệ thống e-Learning: Một tình huống tại Trường Đại học Kinh tế-Luật. Tạp chí Khoa học, (53), 24.
  6. Inawati, I., Erwin, E., & Musmulyadi, M. (2022). Correlation of the using online learning systems (elearning) on student learning satisfaction. ISCE: Journal of Innovative Studies on Character and Education, 6(1), 127-133.
  7. Lashley, P. M., Sobers, N. P., Campbell, M. H., Emmanuel, M. K., Greaves, N., Gittens-St Hilaire, M., ... & Majumder, M. A. A. (2022). Student satisfaction and self-efficacy in a novel online clinical clerkship curriculum delivered during the Covid-19 pandemic. Advances in Medical Education and Practice, 1029-1038.
  8. Mohammadi, H. (2015). Investigating users’ perspectives on e-learning: An integration of TAM and IS success model. Computers in human behavior, 45, 359-374.
  9. McCauley, D. P., & Kuhnert, K. W. (1992). A theoretical review and empirical investigatiomn of employee trust in management. Public Administration Quarterly, 265-284
  10. Nhi, T. Y. (2021). Nghiên cứu sự hài lòng của người học đối với hình thức học tập trực tuyến (e-learning): Trường hợp sinh viên ngành kinh tế tại thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Khoa học Đại học Cần Thơ, 57(4), 232-244.
  11. Pham, L., Limbu, Y. B., Bui, T. K., Nguyen, H. T., & Pham, H. T. (2019). Does e-learning service quality influence e-learning student satisfaction and loyalty? Evidence from Vietnam. International Journal of Educational Technology in Higher Education, 16(1), 1-26.
  12. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A., & Berry, L. L. (1985). A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of marketing, 49(4), 41-50.
  13. Robinson, H. A., Sheffield, A., Phillips, A. S., & Moore, M. (2017). “Introduction to teaching online”: Usability evaluation of interactivity in an online social constructivist course.TechTrends, 61, 533-540

Assessing the satisfaction of students with the online teaching quality – Case study: School of Hospitality and Tourism, Hue University

Ph.D Do Thi Thao

Master. Nguyen Thi Phuong Thao

Ph.D Nguyen Thi Nhu Hoa

Lecturer, Faculty of Tourism, School of Hospitality and Tourism, Hue University

ABTRACTS

This study is to assess learners’ satisfaction with the quality of online teaching at the School of Hospitality and Tourism, Hue University. With 257 valid responses from learners, the study shows that the factors affecting the quality of online teaching have a positive impact on student satisfaction. Some factors, including the quality of information, the quality of teachers, and trust in the school, have a higher impact than other factors. Based on the study’s findings, some solutions are proposed to improve the quality of online teaching to better meet the needs of learners and improve the quality of training, position, and brand of the School of Hospitality and Tourism, Hue University.

Keywords: learners, online teaching, satisfaction, School of Hospitality and Tourism - Hue University.

[Tạp chí Công Thương - Các kết quả nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ, Số 18 tháng 8 năm 2023]

Tạp chí Công Thương